VOV1 - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa giao UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục chủ trì, tiếp thu ý kiến các bộ, cơ quan, tiếp tục rà soát, hoàn thiện Đề án “Phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với Sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Theo khảo sát năm 2024 của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện tại 5 địa phương có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất gồm: Hải Phòng, Hà Nội, Thái Nguyên, TP HCM, Long An, tỷ lệ người lao động được hỏi có thu nhập dưới 6 triệu đồng/người/tháng chiếm 15.1%; 9,5% người lao động có thu nhập trên 10 triệu đồng/người/tháng, trong đó 72,2% người lao động phải chi tiêu tằn tiện, tiết kiệm và không đủ trang trải cuộc sống. Trong nhiệm kỳ này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phát động một loạt chương trình, chiến lược, đề án quan trọng, trong đó có Đề án về hỗ trợ công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc chăm sóc và nuôi dạy con do Ban Nữ công thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham mưu và triển khai. Làm thế nào để việc thực thi đề án này hiệu quả? Bà Trần Thu Phương, Phó Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Mô hình thí điểm Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long được Bộ NN&PTNT triển khai tại 5 tỉnh, thành đã mang lại kết quả tích cực, giảm lượng giống, giảm phân đạm, giảm lượng nước tưới, giảm phát thải khí nhà kính, tăng thu nhập cho người dân. Từ kết quả thí điểm ngay trong vụ Thu - Đông 2024 và Đông - Xuân 2024-2025 Bộ Nông nghiệp và các địa phương sẽ nhân rộng ra 12 tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL.
Với mục tiêu đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chính đáng của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn. Thời gian qua, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công; nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng và số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ kết nối, chia sẻ.
Sáng 17/11, Tập đoàn Hoàng Quân phối hợp với báo Đại biểu Nhân dân tổ chức toạ đàm “Sở hữu nhà ở xã hội, từ giấc mơ đến hiện thực”. Việc phát triển nhà ở xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) đã được người dân đón nhận, qua đó thay đổi tư duy, thói quen của người dân trong các hoạt động giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.
Đề án 06 "phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp đã thực hiện được gần 3 năm. Đến nay, những ích lợi của đề án 06 đã được khẳng định trong thực tế.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đang triển khai xây dựng Đề án kiểm soát khí thải phương tiện giao thông trên địa bàn TPHCM. Trong đó đã xây dựng xong Chuyên đề giai đoạn 1 về Chuyển đổi phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sử dụng điện năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố và đang triển khai lấy ý kiến góp ý các đơn vị.
Đề án 06 (Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030", qua hơn hai năm thực hiện đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao. Triển khai Đề án 06, Hà Nội và Thừa Thiên Huế được giao thực hiện thí điểm 2 tiện ích về sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID. Đây là 2 dịch vụ liên quan nhiều và trực tiếp tới người dân. Với tinh thần chỉ bàn làm, không bàn lùi, vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai mở rộng thí điểm 2 tiện ích này trên phạm vi toàn quốc, góp phần xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có mục tiêu tới năm 2030 kinh tế số đóng góp 30% cho nền kinh tế.
Trên cơ sở kết quả mô hình trình diễn 50ha đối với vụ Hè Thu 2024 trong Đề án 1 triệu ha canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng dự kiến sẽ mở rộng mô hình trình diễn ra các huyện, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh. Số lượng mô hình trình diễn là 8 mô hình với diện tích 340 ha được thực hiện.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live