Thời gian qua, công tác hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sớm được tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm thực hiện. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của Vĩnh Phúc là thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ để giúp khu vực doanh nghiệp này nắm bắt những cơ hội kinh doanh, vượt qua khó khăn, thách thức, phát triển cả về số lượng và chất lượng
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) được các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. 100% địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 06 năm 2023; Ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm sạch thông tin tín dụng, xác thực thông tin thuê bao giúp các nhà mạng tiết kiệm 143 tỷ đồng; Bộ Công an cũng đã cấp hơn 48 triệu tài khoản định danh điện tử cho người dân, hoàn thành cấp căn cước công dân cho 100% công dân đủ điều kiện trên toàn quốc…. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai, vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) là đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, phục vụ lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai đề án có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Những lợi ích thiết thực của việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã phần nào được thể hiện trong cuộc sống. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Các bộ, ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai còn gặp khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ. Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đạt thành công là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó giám đốc trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an và bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban 4 thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Lãi suất giảm – cầu vốn sẽ tăng, bất động sản khu công nghiệp sẵn sàng đón đầu cơ hội thu hút FDI.- Thành phố Hồ Chí Minh trình Thủ tướng đề án “siêu cảng” quốc tế Cần giờ.
- Ngày 26/07/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 893/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, với mục tiêu tiết kiệm năng lượng đạt khoảng 8-10% vào năm 2030 và khoảng 15-20% vào năm 2050 so với kịch bản thông thường. Trước đó, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15/05/2023 cũng đã khẳng định giải pháp về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả là một trong các giải pháp, nguồn lực để thực hiện thành công Quy hoạch này. - Hai Quy hoạch chuyên ngành kể trên đều đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm hiện thực hoá các mục tiêu TKNL đặt ra tại Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cam kết đưa mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). - Nguồn lực nào để hiện thực hoá các mục tiêu đã đề ra? Loạt bài 3 kỳ “Vốn đầu tư vào TKNL trong hành trình tiến đến Net Zero” của PV Bảo Ngọc sẽ đi sâu tìm hiểu vấn đề vốn - nguồn lực quan trọng để hiện thực hoá tiềm năng TKNL ở Việt Nam. Chương trình Dòng chảy kinh tế thứ 4, ngày 16/08/2023 sẽ phát sóng bài đầu tiên, với nhan đề: “Cơ hội TKNL, chuyển đổi xanh trong sản xuất công nghiệp ở Việt Nam”.
Chiều 11/8/2023, Bộ Công Thương tổ chức toạ đàm trực tiếp kết hợp với trực tuyến kết nối doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu với các Thương vụ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, EU và các chuyên gia ngành dệt may, thực phẩm chế biến và nguyên liệu tự nhiên… Toạ đàm khởi đầu cho chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hoá quốc tế (Viet Nam International Sourcing 2023) diễn ra từ ngày 13 đến 15/9/2023 tại TP Hồ Chí Minh. PV Nguyên Long thông tin:
Tính đến thời điểm này, hầu hết các bộ ngành, địa phương đều đã xây dựng đề án vị trí việc làm. Tuy nhiên, thực tế, nhiều nơi xây dựng theo kiểu “đẽo chân cho vừa giày”; chủ yếu căn cứ vào biên chế hiện có để mô tả, hợp thức hóa các công việc đang thực hiện và căn cứ vào khối lượng công việc để đề xuất bảo toàn số lượng biên chế. Thậm chí có những nơi, vẽ thêm vị trí để tăng biên chế.
- Triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội: Những khó khăn cần tháo gỡ - Phỏng vấn ông Hồ Công - Phó giám đốc Công ty Truyền tải điện 3 về đảm bảo vận hành an toàn lưới điện 500kV Bắc Nam cấp điện cho miền Bắc cao điểm mùa khô 2023 (tháng 6, 7 và tháng 8 sắp tới).
“Chuyển đổi số không thể một người, không thể một tổ chức, một nước, một Chính phủ làm được. Chuyển đổi số là công cuộc cần sự tham gia của tất cả mọi người. Tài nguyên số còn hơn “mỏ vàng”, cả thế giới đều đang nỗ lực tạo lập và tranh thủ khai thác. Đây là tài nguyên của tư duy và dành cho tư duy sáng tạo”. Đó vừa là yêu cầu, vừa là mong muốn của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 vừa bế mạc ngày 25/5 với chủ đề “Khai phá sức mạnh dữ liệu số, tiến vào tương lai chuyển đổi số”. Đó cũng chính là thông điệp gửi tới cộng đồng Startup Việt Nam. Chương trình có sự tham gia bàn luận, chia sẻ kinh nghiệm của ông Nguyễn Tử Quảng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn công nghệ BKAV, Chủ tịch Ủy ban phát triển trí tuệ nhân tạo, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA); anh Nguyễn Văn Thành – Nhà sáng lập, Giám đốc Công nghệ Công ty Cổ phần công nghệ mạng Lancs việt Nam (Lancs network); cùng tham vấn từ ông Mai Duy Quang – Phó Chủ tịch VINASA, phụ trách khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live