Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần PVI: 2 tờ trình không được thông qua.- Nhận định thị trường hàng hóa thế giới
Ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, người ta hô hào bảo vệ cây xanh, bảo vệ nguồn nước, không vứt rác-xả thải bừa bãi, không vận chuyển-giết mổ-tiêu thụ động vật hoang dã…để giữ cho trái đất được xanh, duy trì sức sống cho con người. Tuy nhiên, hành động thực tế ở nhiều nơi, nhiều lúc, không như lời hứa đó: cây xanh vẫn bị triệt hạ vô tội vạ, rác thải vẫn ngang nhiên được xả ra môi trường bất chấp chỉ dẫn-cảnh báo, động vật hoang dã, rừng nguyên sinh vẫn là mục tiêu làm giàu… Làm thế nào để những hành động XANH không chỉ là khẩu hiệu-phong trào, mà là những việc làm thiết thực, bền vững? Giáo sư. Tiến sĩ Khoa học Đặng Huy Huỳnh, người Việt đầu tiên nhận danh hiệu Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN bàn luận về nội dung này nhân Ngày Trái đất 22/04.
ĐBSCL kỳ vọng sau 3 năm thực hiện nghị quyết 120 Nút thắt Logicstic trong nông nghiệp Lai Châu phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, bền vững Kiến thức phòng trị bệnh hại cho lúa xuân
- Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.- Doanh nghiệp chủ động thích ứng, bản lĩnh, sáng tạo – Góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam 2045.- Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kỳ bình thường mới.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120 của CP về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.- Lễ hội chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) mở trở lại sau một thời gian dài đóng cửa vì dịch Covid-19.- Sau 40 ngày tạm hoãn vì dịch Covid-19, V-League sẽ trở lại với 2 cặp đấu: Hải Phòng gặp Hà Nội FC và SHB Đà Nẵng tiếp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh.- Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ gồm: Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ ra tuyên bố chung tái khẳng định cam kết hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
- Dẹp loạn các kênh youtube nhảm nhí.- Kết quả thực hiện Nghị quyết về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long.
Trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa, ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức. Song, bên cạnh những thách thức, cũng xuất hiện nhiều cơ hội phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường ở vùng đất giàu tiềm năng, lợi thế này. Hơn 3 năm trước, ngày 17/11/2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP đề ra tầm nhìn tới năm 2100, mục tiêu tới năm 2050 định hướng chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được các nhà khoa học đánh giá là Nghị quyết "vàng", đóng vai trò ngọn cờ đi đầu, là nguồn cảm hứng, là kim chỉ nam để người dân, doanh nghiệp và các cấp chính quyền phát huy tính sáng tạo, chủ động thích ứng một cách có hiệu quả nhất, với nhiều mô hình, sáng kiến hay để ĐBSCL phát triển bền vững. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết, khu vực ĐBSCL đã đạt được những thành quả gì, cũng như làm thế nào để tiếp tục phát triển ĐBSCL một cách bền vững trước tình trạng biến đổi khí hậu. Đây là nội dung câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia của ông Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người đã có rất nhiều năm gắn bó với “vùng đất chín rồng”.
Những chủ trương và chính sách điều hành linh hoạt, chuẩn xác, kịp thời của Đảng và Chính phủ đã đưa Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò là trung tâm của dòng chảy thương mại, tự cường trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy vậy, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia đang chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đặt ra câu hỏi về hiệu quả của mô hình phát triển kinh tế truyền thống, khi mà các yếu tố về thiên nhiên, môi trường, con người chưa được chú trọng đúng mức. Trong Dòng chảy kinh tế hôm nay, ngày Xuân Tân Sửu, mời quý vị và các bạn cùng nghe những nhận định, phân tích của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp về quá trình thúc đẩy và những thách thức phát triển mô hình kinh tế xanh, phát triển bền vững, để phát triển kinh tế xanh lan tỏa đến từng người dân, gia đình và doanh nghiệp.
Bắc Giang – Tập trung khắc phục hạn trong vụ đông xuân 2020 – 2021 - Xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, câu chuyện của đổi mới và sáng tạo - Bài toán phát triển bền vững HTX nông nghiệp
Nhìn lại từ cuối năm 2020 đến những ngày đầu năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và là một trong những điểm sáng được ghi nhận trong bức tranh kinh tế của nước ta. Vậy: Thị trường chứng khoán Việt Nam: “Bùng nổ”- Liệu có bền? Đây là nội dung bàn luận trong chuyên đề của Dòng chảy kinh tế hôm nay
Đang phát
Live