Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Quan điểm nhất quán “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” đã được thể hiện trong Cương lĩnh chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật. Trong đó, nhấn mạnh quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, đây là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nhiều chính sách, quy định đã được Chính phủ ban hành nhằm tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ môi trường, hướng tới những mục tiêu phát triển bền vững. Trước các vấn đề đang phải đối mặt như ô nhiễm, suy thoái môi trường, kiểm toán môi trường được nhìn nhận như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường, làm cơ sở cho các đánh giá khả năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp, tổ chức gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp, cũng như mức độ thỏa mãn đối với các tiêu chuẩn hoặc các quy định pháp luật về môi trường. Diễn đàn Chủ nhật có chủ đề “Kiểm toán môi trường vì sự phát triển bền vững” với sự tham gia của khách mời là PGS.TS Nguyễn Thế Chinh - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên môi trường và Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Minh Phong.
- Sạt lở đê, nông dân Đồng Nai lo hàng nghìn ha lúa bị ảnh hưởng- Quy hoạch dài hơi để bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản- Để trái cây Việt vươn xa ra thị trường thế giới- Khuyến nông đồng hành với nông dân: Tăng chế biến, tăng giá trị nông sản
Tính đến nay, cả nước đã có hơn 88 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 90,3%. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT tại một số địa phương bị ảnh hưởng khiến tỷ lệ người tham gia giảm hơn so với năm 2020. Mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân gặp khó khăn hơn và cần có giải pháp đảm bảo người tham gia BHYT bền vững, giúp cân đối quỹ BHYT trong dài hạn.
Ngành Tài chính đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó Covid 19.- Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế - thực tế tại Đà Nẵng.- Nâng cao trách nhiệm xã hội, chuyển đổi nhận thức về sản xuất bền vững – vai trò chủ động của doanh nghiệp.
Nghị quyết 406 của Quốc hội kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. - 5 năm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững – Nền tảng thực hiện các mục tiêu phục hồi và phát triển sau đại dịch. -Kinh tế số: Trí tuệ nhân tạo làm xoay chuyển ngành bảo hiểm.
- Để khai thác hải sản bền vững và trách nhiệm. - Chuyên mục Vươn khơi bám biển: Giải pháp bảo vệ nguồn lợi hải sản, hạn chế hành vi khai thác bất hợp pháp.
Giải ngân hết vốn đầu tư công - nhiệm vụ khó những tháng cuối năm.- Đầu tư sản xuất bền vững, tăng trưởng xanh - Yêu cầu đặt ra với cả doanh nghiệp và nền kinh tế.
- Điều hành chính sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng 9 tháng của năm 2021.- Doanh nghiệp với bài toán đảm bảo an toàn nguồn lực lao động. -Sản xuất và tiêu dùng bền vững: Mua sắm online - những tác động tới môi trường.
- Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam: + Quy hoạch phát triển kinh tế biển bền vững + Phỏng vấn ông Đỗ Chí Sỹ , Chi cục Trưởng Chi cục thủy sản Cà Mau về phát triển ngành thủy sản của tỉnh. + Câu hỏi Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam
- Doanh nghiệp chủ động thích ứng trong trạng thái “bình thường mới”.- Chuỗi cung ứng khép kín với phát triển bền vững
Đang phát
Live