Ngày 11/5, tại Cần Thơ, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp cùng Ban Công tác phía Nam Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trường Đại học Cần Thơ, Viện FNF tại Việt Nam và Ủy ban Công tác Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo cấp vùng “Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng ĐBSCL”.
Ở các tỉnh Tây Nguyên, diện tích sầu riêng đang tăng phi mã khiến cho các con số thống kê cũng không theo kịp. Khác với tình trạng đua trồng cà phê, cao su, hồ tiêu trước đây, khiến hàng vạn nhà nông và nhiều doanh nghiệp điêu đứng, sầu riêng Tây Nguyên đã có “bảo chứng” bằng những mô hình thành công suốt 20 năm qua, cùng những ưu thế lớn do đất đai, khí hậu phù hợp. Khác biệt nữa là sầu riêng Tây Nguyên hòa hợp tốt với cà phê khi trồng trên cùng diện tích, giúp nông dân có thể “đi bằng cả hai chân”, qua đó giảm thiểu rủi ro từ biến động của thị trường. Mặt khác, phát triển sầu riêng như Tây Nguyên hiện tại cũng tiềm ẩn những hệ lụy khó lường, khi nông dân bỏ hẳn cà phê để theo đuổi sầu riêng; rất nhiều nông dân còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nhưng vẫn đầu tư lớn vào loại cây đòi hỏi chế độ chăm sóc khắt khe; tổ chức ngành hàng sầu riêng còn thiếu đồng bộ. Về vấn đề này, phóng viên Đình Tuấn, thường trú khu vực Tây Nguyên có loạt bài “Bùng nổ sầu riêng ở Tây Nguyên-Rủi ro và vận hội”, đề cập vị thế đặc biệt của sầu riêng đối với nông nghiệp Tây Nguyên cùng những rủi ro hiện hữu do cách phát triển không tính đường lui. Chương trình hôm nay mời quý vị nghe bài 1: “Sầu riêng kinh tế đe dọa cà phê bền vững”, đề cập thực trạng cây cà phê dần bật bãi khỏi những vùng trồng xen bền vững, biến thành những vùng độc canh sầu riêng.
- Để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững - Đồng Nai: Giá gia súc xuống thấp khiến người chăn nuôi điêu đứng - Lão nông 20 năm trồng rừng bảo vệ môi trường
Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp trong xu thế phát triển bền vững.Nguồn nhân lực cho “chuyển đổi kép”: điều kiện cần trong bối cảnh mới
“Việt Nam không chỉ sản xuất lương thực thực phẩm cho 100 triệu dân trong nước mà còn cho toàn cầu với tư cách là nhà cung cấp lương thực, thực phẩm trách nhiệm, minh bạch và bền vững”. Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tại buổi họp báo về “Hội nghị toàn cầu lần thứ 4 hệ thống lương thực thực phẩm bền vững – Mạng lưới một hành tinh” do Việt Nam đăng cai tổ chức, sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 24-27/4 tại Hà Nội.
Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong quý 1/2023 đã giảm 0,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất của cùng kỳ các năm trong suốt 12 năm trở lại đây (giai đoạn 2011-2023). Đáng lưu ý, công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm tới hơn 85% kim ngạch XK - đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế trong quý đầu năm - khi tế giá trị tăng thêm của ngành giảm 0,37%, làm giảm 0,1 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; sản xuất của một số ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực suy giảm mạnh, chỉ số tồn kho toàn ngành tăng cao. Đã đến lúc phải nhìn rõ vai trò của các ngành công nghiệp cơ bản, nền tảng trong phát triển bền vững nền kinh tế.
Tăng cường mối quan hệ hợp tác địa phương giữa Việt Nam – Pháp, động lực thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững.- Ngành giáo dục Hà Nội yêu cầu các trường không khảo sát đầu năm để phân lớp, không thi tuyển đối với lớp 1.- Lần thứ 6 liên tiếp giữ vị trí quán quân trên Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI – Quảng Ninh thực hiện hiệu quả tư duy phục vụ, cải cách hành chính và đào tạo lao động chất lượng.- Trung Quốc - Hàn Quốc phản ứng về nội dung Sách Xanh Ngoại giao năm 2023 của Nhật Bản vừa công bố.- Đồng bitcoin tăng vượt mốc 30 nghìn đô la Mỹ tại thị trường Châu Á.
- Bài 1 - Loạt bài “Thực hiện chiến lược Tài chính đến năm 2030” với nhan đề:“Một năm triển khai Chiến lược với những kết quả tích cực” - Phỏng vấn chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Lê Duy Bình về Nghị quyết 33 của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, nhất là phân khúc nhà ở xã hội - Yên Bái phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Kinh tế xanh, chuyển đổi xanh đã trở thành xu thế tất yếu, là hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng, Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh và khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp, hướng tới sự phát triển bền vững. Mục tiêu chung là nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội, hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Với Việt Nam, tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để doanh nghiệp bắt kịp xu thế phát triển.
Đang phát
Live