Tại hội thảo tham vấn “Xây dựng Chiến lược Truyền thông về Năng lượng bền vững giai đoạn đến năm 2030” do Bộ Công Thương và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp tổ chức hôm nay (27/6/2023) tại Hà Nội, các bên liên quan đều nhấn mạnh vai trò của truyền thông trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành năng lượng Việt Nam theo hướng sạch, bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng; Và để có thể đạt được các mục tiêu về phát triển năng lượng bền vững gắn với giảm phát thải khí nhà kính đề ra tại Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị; Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 (Quy hoạch Điện 8) vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương nhấn mạnh: "sẽ ưu tiên các giải pháp truyền thông trên môi trường số".
Dự báo tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng, người lao động bị mất việc, ngừng việc, giảm việc xảy ra nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục diễn ra. Với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, nhiều giải pháp về chính sách đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ, thận trọng, trong đó phải kể đến các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân, người lao động và doanh nghiệp. Nhưng về lâu dài cần có thêm những giải pháp đột phá hơn nữa, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. Trong bài 3 - bài cuối của loạt bài “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh, Phương Thoa đề cập những giải pháp phát triển thị trường lao động bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã rốt ráo vào cuộc với rất nhiều các chính sách mang tính cấp bách và lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách được triển khai nhanh, quyết liệt, hiệu quả thì vẫn có những chính sách khi triển khai thực hiện lại vấp phải vô vàn khó khăn, doanh nghiệp và người lao động vẫn không thể tiếp cận được. Trong bài 2 của loạt bài “Giải bài toán tạo việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh và Phương Thoa tiếp tục có bài viết thứ hai với nhan đề “Nhiều giải pháp nhưng vẫn bị vướng”.
Từ giữa năm 2022 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp trong nước mất đơn hàng, thêm vào đó là nguyên liệu, chi phí tăng cao khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, phải cắt giảm lao động. Riêng quý 1 năm nay, hơn 149.000 lao động trên cả nước mất việc, phần lớn là lao động doanh nghiệp FDI ở các tỉnh đông khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặc dù Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ công nhân và người sử dụng lao động, song chỉ giải quyết được phần ngọn. Trong bối cảnh hiện nay, cần có những giải pháp căn cơ hơn để giải quyết bài toán về việc làm cho người lao động. Nhóm phóng viên Kim Thanh và Phương Thoa có loạt bài “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động”. Bài 1 với nhan đề: “Doanh nghiệp 'ăn đong' đơn hàng - Công nhân 'chạy ăn' từng bữa”.
Với những điều kiện đặc thù về khí hậu, cảnh quan cùng sự đa dạng về bản sắc văn hóa các dân tộc và không gian sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng là những tiềm năng và lợi thế rất lớn để các địa phương triển du lịch. Chỉ cần đầu tư một khoản tài chính vừa phải, tận dụng cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa khác biệt, các hộ gia đình, địa phương có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng, nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống một cách hiệu quả. Trong tương lai, đây sẽ là xu hướng du lịch hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng thay đổi tư duy làm ăn cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.
Với những điều kiện đặc thù về khí hậu, cảnh quan cùng sự đa dạng về bản sắc văn hóa các dân tộc và không gian sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng là những tiềm năng và lợi thế rất lớn để các địa phương triển du lịch. Chỉ cần đầu tư một khoản tài chính vừa phải, tận dụng cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa khác biệt, các hộ gia đình, địa phương có thể tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng, nhằm góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống một cách hiệu quả. Trong tương lai, đây sẽ là xu hướng du lịch hứa hẹn mang lại nhiều triển vọng thay đổi tư duy làm ăn cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao.
- Việt Nam là điểm đến hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài - Australia hỗ trợ Việt Nam xây dựng chuỗi cà phê, hồ tiêu bền vững - Những phương hướng hợp tác phát triển vùng biên giới Việt Nam-Campuchia thời gian tới
Du lịch xanh gắn với thiên nhiên: Cơ hội phát triển bền vững của nhiều địa phương - Hiệp hội Du lịch Việt Nam triển khai Dự án hướng tới mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành du lịch - Bảo tồn nghề thủ công truyền thống làm trang phục Mông đen Sa Pa
Ngày 10/6, tại Cần Thơ đã diễn ra Diễn đàn Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn nhằm đưa ra những phân tích, nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh bức tranh kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần đưa giải pháp, tạo động lực phát triển bền vững kinh tế vùng. Diễn đàn do UBND thành phố Cần Thơ phối hợp báo Xây dựng tổ chức. Phóng viên Phạm Hải thông tin:
- Để các dự án chuyển nhượng đất đầu tư tại Lào phục vụ mục tiêu phát triển bền vững - Thái Lan thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp hữu cơ - Bali (Indonexia) ban hành quy định ứng xử của du khách quốc tế
Đang phát
Live