Sau rất nhiều năm cầm cự với giá cà phê từ trung bình đến thấp, năm nay nông dân Tây Nguyên mới lại thấy hy vọng về một mùa vụ tươi sáng, khi xu thế tăng được duy trì suốt từ cuối 2022 tới nay, đưa mức giá cà phê từ khoảng 45.000đ/1kg lên 68.000đ/1kg, mở ra triển vọng về mức giá tương đối cao sẽ được duy trì trong niên vụ cà phê sắp tới. Cùng với “niềm vui ngắn” từ thị trường, doanh nghiệp và nông dân cà phê ở Tây Nguyên còn chủ động tạo những “niềm vui dài” qua việc không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị, vị thế và sức cạnh tranh của hạt cà phê robusta Việt Nam.
Giá cà phê nhân liên tục ở mức cao nhất trong lịch sử đang khiến cây cà phê ở Tây Nguyên lấy lại vị thế vốn có sau mấy năm lùi bước trước chuối, chanh dây và sầu riêng. Những vườn ươm cà phê giống, mọi năm hoạt động lẹt đẹt thì năm nay đã cháy hàng. Đây là diễn biến tích cực đối với Tây Nguyên vì giúp khắc phục tình trạng ồ ạt bỏ cà phê để chuyển sang những cây trồng mới, giá trị kinh tế cao nhưng chưa có thị trường ổn định.
Sáng nay (24/7), UBND TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã lập đoàn kiểm tra các quán cà phê có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng và đã được yêu cầu khắc phục, tại khu vực ven biển thuộc phường 1 và phường 5 mà phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phản ánh.
Tây Nguyên với thổ nhưỡng đất đỏ bazan và khí hậu nhiệt đới xavan là nơi rất lý tưởng cho sự phát triển của các loại cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê và hồ tiêu. Tuy nhiên, khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu và các hoạt động sản xuất nông nghiệp không bền vững. Trước tình hình này, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) cùng các đối tác đang triển khai Dự án “Tăng cường tính bền vững, năng suất và giá trị kinh tế của các hệ thống canh tác và chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu ở Tây Nguyên” (V-SCOPE). Dự án nhằm cải thiện sinh kế của các hộ nông dân, giảm suy thoái môi trường, sử dụng nước thông minh thông qua cải thiện tính bền vững của hệ thống canh tác và chuỗi giá trị cà phê và hồ tiêu.
Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ, cao su... nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sau ngày 31/12/2020 sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này. Qui định này thể hiện trách nhiệm của EU đối với vấn đề môi trường toàn cầu, tuy nhiên, đối với người sản xuất cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đây sẽ là thách thức và cơ hội của ngành hàng cà phê khi xuất khẩu.
Tại Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm khuyến nông Quốc gia phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức hội nghị triển khai chương trình “Canh tác cà phê thông minh thích ứng biến đổi khí hậu vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2023-2025.
Hôm nay, 2/6, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023.
Một công ty khởi nghiệp có tên là Good-Edi của Australia mới đây đã tung ra thị trường một loại cốc đựng đồ uống làm bằng các nguyên liệu thực phẩm. Loại cốc này không những ăn được mà còn có thể tự phân hủy. Sản phẩm này được kỳ vọng thay thế những chiếc cốc giấy tráng PE hiện đang được sử dụng phổ biến ở các quán cà phê, qua đó góp phần bảo vệ môi trường hơn.
Từ món ăn “hot trend” gỏi gà măng cụt, bàn về việc sáng tạo và đổi mới quảng bá ẩm thực Việt Nam- “Tạm biệt Julia” - bộ phim của Sudan tại Liên hoan phim Cannes mang khát vọng hòa bình- Chàng trai biến bã cà phê thành khẩu trang đầu tiên trên thế giới
Ở các tỉnh Tây Nguyên, diện tích sầu riêng đang tăng phi mã khiến cho các con số thống kê cũng không theo kịp. Khác với tình trạng đua trồng cà phê, cao su, hồ tiêu trước đây, khiến hàng vạn nhà nông và nhiều doanh nghiệp điêu đứng, sầu riêng Tây Nguyên đã có “bảo chứng” bằng những mô hình thành công suốt 20 năm qua, cùng những ưu thế lớn do đất đai, khí hậu phù hợp. Khác biệt nữa là sầu riêng Tây Nguyên hòa hợp tốt với cà phê khi trồng trên cùng diện tích, giúp nông dân có thể “đi bằng cả hai chân”, qua đó giảm thiểu rủi ro từ biến động của thị trường. Mặt khác, phát triển sầu riêng như Tây Nguyên hiện tại cũng tiềm ẩn những hệ lụy khó lường, khi nông dân bỏ hẳn cà phê để theo đuổi sầu riêng; rất nhiều nông dân còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nhưng vẫn đầu tư lớn vào loại cây đòi hỏi chế độ chăm sóc khắt khe; tổ chức ngành hàng sầu riêng còn thiếu đồng bộ. Về vấn đề này, phóng viên Đình Tuấn, thường trú khu vực Tây Nguyên có loạt bài “Bùng nổ sầu riêng ở Tây Nguyên-Rủi ro và vận hội”, đề cập vị thế đặc biệt của sầu riêng đối với nông nghiệp Tây Nguyên cùng những rủi ro hiện hữu do cách phát triển không tính đường lui. Chương trình hôm nay mời quý vị nghe bài 1: “Sầu riêng kinh tế đe dọa cà phê bền vững”, đề cập thực trạng cây cà phê dần bật bãi khỏi những vùng trồng xen bền vững, biến thành những vùng độc canh sầu riêng.
Đang phát
Live