Sáng nay (18/2), tại Đường sách cà phê Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh Buôn Ma Thuột xưa in trên chất liệu gỗ từ gốc cà phê. Qua đó giới thiệu đến công chúng hàng chục hình ảnh quý hiếm về vùng đất Buôn Ma Thuột từ những năm 60- 70 của thế kỷ trước.
Có diện tích cà phê Arabica lớn nhất cả nước, tỉnh Sơn La đã tích cực mời gọi, thu hút các cơ sở chế biến cà phê quy mô công nghiệp, các đơn vị tham gia chế biến sâu sản phẩm cà phê, nâng cao giá trị sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu cầu sản xuất trên địa bàn.
Quy định mới về học phí phù hợp thực tiễn, giảm bớt khó khăn cho học sinh, sinh viên.- Khám phá Antong - xưởng sản xuất cà phê lâu đời nhất tại Malaysia.- Bằng sự tâm huyết, ông Huỳnh Văn Cơ (64 tuổi) ở làng Chăm, thôn Phò Trì, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận đã mang hết công sức của mình vì sự bình yên, sự phát triển của làng Chăm.
Giá cà phê hiện tại cao khoảng gấp rưỡi niên vụ trước, đã mang lại cú hích đáng kể để các tỉnh Tây Nguyên cải thiện tình hình kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy nhiên, với người kinh doanh cà phê, đây là niên vụ đầy thách thức, vì giá mua-bán cà phê biến động khó lường, rủi ro luôn rình rập. Đảm bảo hoạt động kinh doanh vụ này là rất khó. Một số doanh nghiệp nhỏ chỉ dám kinh doanh cầm chừng, còn nông dân thì thấp thỏm: Bán ngay thì lo giá tiếp tục lên, còn giữ lại thì lo giá sẽ giảm nhiều.
Thời điểm này, người trồng cà phê ở Đắk Lắk đang bước vào thu hoạch đại trà. Do diện tích lớn, việc thu hoạch diễn ra đồng loạt cùng một thời điểm khiến tình trạng thiếu nhân công thu hái lại tái diễn.
Phục hồi cảnh quan rừng trong quá trình sản xuất cà phê, trồng cà phê kết hợp nông lâm để thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là một trong số các giải pháp được đưa ra thảo luận tại hội thảo “Phục hồi cảnh quan ở Đắk Lắk: Cơ hội và thách thức” do Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới tổ chức hôm nay (15/12), tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Vụ thu hoạch cà phê năm nay, nông dân Gia Lai phấn khởi vì cà phê được giá, năng suất tương đối ổn định.
Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp năm 2013 tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh Arabica tại ba huyện, gồm: Đăk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông. Đến nay tổng diện tích cây trồng này của tỉnh đạt trên 3.500ha mang lại thu nhập giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện cải thiện cuộc sống. Hiện chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao sản lượng và chất lượng hướng tới xây dựng được thương hiệu “Cà phê xứ lạnh Kon Tum”
Không chỉ cải thiện sinh kế, những năm gần đây, cây cà phê ở Sơn La đã, đang dần trở thành thương hiệu đặc sản, được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ưa chuộng. Nắm bắt những cơ hội và vượt qua các thách thức, Sơn La đang nỗ lực để từng bước đưa thương hiệu Arabica Sơn La – hương vị núi rừng Tây Bắc vươn xa hơn nữa.
Chiều 11/11, nhân chuyến thăm và dự Tuần lễ Văn hoá Du lịch Gia Lai 2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã có buổi gặp gỡ, tọa đàm cùng các doanh nghiệp làm cà phê ở địa phương xoay quanh chủ đề nâng cao giá trị ngành hàng cà phê.
Đang phát
Live