Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết cho hơn 7.300 trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông được hưởng chế độ tai nạn lao động; trong đó, có 2.190 trường hợp hàng tháng và 5.136 trường hợp một lần.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết cho hơn 7.300 trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn giao thông được hưởng chế độ tai nạn lao động; trong đó, có 2.190 trường hợp hàng tháng và 5.136 trường hợp một lần.
Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: Trong Quý 1/2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gần 36 nghìn người, đạt 28,74% kế hoạch năm. Trong đó, các thị trường truyền thống, trọng điểm như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc tiếp tục tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam. Cùng với đó, nhu cầu tiếp nhận của các thị trường ở Châu Âu và Trung Đông được mở rộng.
Để “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” thì vai trò của doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động là rất quan trọng. Bởi nếu doanh nghiệp quan tâm đầu tư các dây chuyền công nghệ, tăng cường hiện đại hóa các hoạt động trong quá trình sản xuất của mình là bảo vệ tính mạng, sức khỏe người lao động, sau là đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Phóng viên Đài TNVN đã phỏng vấn ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch kiêm tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về vấn đề này.
Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động Trung ương, nhằm thúc đẩy, tạo sự chuyển biến rõ rệt về ý thức, nhận thức cũng như các hành động cụ thể về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc, tiếp cận trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng và trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm nay được phát động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng” tổ chức từ ngày 01 - 31/5 trên phạm vi toàn quốc. Chủ đề của Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động cho thấy công tác an toàn không chỉ là riêng đối với một cá nhân, một doanh nghiệp, một đơn vị hay một quốc gia mà nó còn tác động đến cả một chuỗi cung ứng toàn cầu. Mỗi một khâu, một mắt xích trong quá trình sản xuất có thể ảnh hưởng và tác động đến cả một chuỗi cung ứng.
Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố tổ chức phát động "Tháng Công nhân - Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động”.- Niềm vui người dân làng Chăm ở huyện miền núi Vân Canh, tỉnh Bình Định có điện lưới quốc gia.- Hôm nay là ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều người dân rời thành phố về quê hoặc đi du lịch khiến các tuyến đường ra vào thành phố bị ùn tắc cục bộ.- Công an tỉnh Yên Bái công bố nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 người tử vong.- Tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh nguyên tắc then chốt trong quan hệ với Mỹ.- Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hôm nay quyết định giữ nguyên lãi suất.
Tại Lễ phát động Tháng an toàn vệ sinh lao động sáng nay ở Hà Nội, đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đều bày tỏ quyết tâm và đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa các vụ tai nạn lao động. Sau nhiều nỗ lực, số vụ tai nạn lao động đều giảm hàng năm nhưng vẫn còn ở mức cao. Cụ thể, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra gần 7.400 vụ tai nạn lao động, làm hơn 7.500 người bị nạn, gây thiệt hại về vật chất hơn 16.357 tỷ đồng và thiệt hại về tài sản là hơn 722 tỷ đồng. Và mới đây, vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái làm 7 công nhân thiệt mạng, 3 người khác bị thương tiếp tục rúng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất an toàn vệ sinh lao động hiện nay. TS.Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động cùng bàn luận câu chuyện này.
Bạo hành trẻ mầm non vì sao vẫn tái diễn?- Lớp học đánh trống dành cho những người cao tuổi mắc bệnh Parkinson ở Anh.- "Mái ấm công đoàn” cho công nhân, lao động nghèo Đà Nẵng.
Tình trạng tai nạn lao động liên tiếp xảy ra thực sự là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Phần lớn các vụ tai nạn lao động xảy ra do người sử dụng lao động (chiếm hơn 46% tổng số vụ và 44.37% tổng số người chết). Tiếp đến là do người lao động vi phạm quy trình, quy chuẩn an toàn lao động. Song điều đáng nói là hiện một bộ phận không nhỏ người lao động không được tiếp nhận thông tin về an toàn vệ sinh lao động nên tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vậy giải pháp nào để phòng ngừa các yếu tố rủi ro và siết chặt công tác quản lý an toàn lao động?
Mặc dù thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng của tỉnh Yên Bái đã chú trọng tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn, nhưng vẫn còn những vụ việc vi phạm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có vụ việc đau xót khiến 7 người chết, 3 người bị thương vừa xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Điều này đòi hỏi công tác này cần phải được quan tâm sát sao hơn nữa trong thời gian tới.
Đang phát
Live