Ngày hội việc làm dành cho lao động nữ năm 2024 vừa diễn ra tại Bắc Ninh hôm nay, nhằm kết nối cung cầu cho 5000 chỉ tiêu tuyển dụng lao động nữ. Sự kiện do Ban Nữ công (Tổng LĐLĐ Việt Nam), Tạp chí Lao động và Công đoàn, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Ninh, Sở LĐTB&XH Bắc Ninh phối hợp thực hiện. Phóng viên Bích Ngọc phản ánh:
Sáng nay tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật BHXH tiếp cận dưới góc độ quyền của lao động nữ. Dự kiến Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sẽ được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 8 thông qua năm 2024 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
Sáng 20/03, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và đô thị phối hợp với Tổ chức Actionaid quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024 và phát động cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024. Theo đó, Ban tổ chức sẽ đặc biệt quan tâm đẩy mạnh các hoạt động theo hướng tiếp cận gần hơn giúp đỡ hỗ trợ đối tượng yếu thế về các kiến thức pháp luật, đưa ra mục tiêu cụ thể hơn để góp phần nâng cao nhận thức của các bên về những khó khăn mà lao động nữ phải đối mặt.
Từ tháng 4 năm 2019, Nhật Bản đã thiết lập tư cách lưu trú mới để tiếp nhận người nước ngoài làm việc ở một số lĩnh vực ngành nghề của Nhật Bản như một lực lượng lao động có thể làm việc ngay gọi là “Specified Skilled Worker (SSW: Người lao động kỹ năng đặc định)”. Hiện tại, để làm việc tại Nhật Bản với tư cách là lao động kỹ năng đặc định (tư cách lưu trú là “kỹ năng đặc định số 1”), ứng viên cần phải hoàn thành thành tốt chương trình thực tập kỹ năng (3 năm) hoặc thi đỗ kỳ thi kỹ năng đặc định (bao gồm thi kỹ năng và kiểm tra tiếng Nhật). Lần đầu tiên kỳ thi kỹ năng đặc định vừa được tổ chức tại Việt Nam. Để tìm hiểu về nội dung này, xin giới thiệu các vị khách mời: - Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam. - Ông Isshii Chikahisa - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. - Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Nhân Ái (Nhân Ái Corp).
Nhân kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ, tối nay, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và Chương trình nghệ thuật đặc biệt tri ân nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn xuất sắc năm 2023. Tham gia hội nghị biểu dương có khoảng 1.000 đại biểu, trong đó có các nữ Chủ tịch Công đoàn cơ sở có trên 500 đoàn viên; Nữ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô có thành tích xuất sắc trong công tác, lao động, sản xuất và hoạt động Công đoàn.
Ở nước ta hiện nay, hội nhập quốc tế và Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động ngày càng lớn đến công tác đào tạo nghề. Các nhân tố như thị trường quốc tế rộng lớn và có tiêu chuẩn cao, sự dịch chuyển tự do của lao động có tay nghề trong khu vực, sự xuất hiện của nhiều ngành, nghề mới, tự động hóa nhiều công đoạn sản xuất... đã và đang tác động trực tiếp, đòi hỏi các giải pháp đột phá về đào tạo nghề. Ngày 10/01/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06 về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh nền kinh tế - xã hội. Đây là cơ sở quan trọng để nước ta đẩy mạnh thực hiện các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực.
Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ lao động nữ với tư cách là bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động. Điều này không chỉ nhằm bảo vệ sức lao động, quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của lao động nữ mà còn trên nhiều phương diện, như: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, nhu cầu nghỉ ngơi,... Tuy nhiên, trong quá trình hỗ trợ lao động nữ thực hiện các quyền lợi của họ khi tham gia vào quan hệ lao động, bên cạnh nhiều thuận lợi, tổ chức công đoàn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như việc bảo đảm cho lao động nữ thực hiện mục tiêu kép là lao động sản xuất và chăm lo cuộc sống gia đình; hỗ trợ lao động nữ thực hiện tốt các chức năng mang thai, sinh con, nuôi con; bảo vệ lao động nữ trong việc thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới và phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Những tiến bộ nào trong đảm bảo quyền của lao động nữ thời gian qua? Rào cản nào cần tiếp tục phải quan tâm, tháo gỡ? Nhân dịp hướng tới Ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3, chúng tôi bàn luận nội dung này, bà Trần Thu Phương, Phó Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là khách mời của chương trình.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quảng Ngãi vừa phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi tổ chức Phiên giao dịch việc làm đầu xuân Giáp Thìn 2024. Tại đây, 24 doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch có nhu cầu tuyển dụng hơn 14.500 vị trí việc làm.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc trong nền văn hóa thống nhất mà đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam- Thị trường lao động tiếp tục đà phục hồi, nhưng vẫn cần những giải pháp căn cơ, lâu dài,BR>- Tối nay diễn ra Đêm thơ mang tên "Bản hòa âm đất nước" trong chương trình Ngày Thơ Việt Nam được tổ chức vào Tết Nguyên tiêu hàng năm- Mỹ và Palestine phản đối kế hoạch mở rộng các khu định cư mới ở Bờ Tây của Israel- Pháp đề xuất thành lập “Quỹ tiết kiệm chung châu Âu” để huy động các nguồn vốn tiết kiệm trong người dân châu Âu phục vụ tăng trưởng kinh tế- Các nhà thiên văn học phát hiện thêm 3 mặt trăng mới trong hệ Mặt Trời
154 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu tuyển dụng 40.000 lao động, đa dạng các ngành nghề, với mức lương từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng. Đây là thông tin được Trung tâm dịch vụ việc làm 9 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc gồm: Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng cho biết tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến diễn ra sáng nay.
Đang phát
Live