Tối nay, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, Báo Lao động tổ chức Chương trình “Doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024". 67 doanh nghiệp được vinh danh tại chương trình. Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến.
Trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã đưa được hơn 78 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 62,4% kế hoạch năm (cả năm đặt mục tiêu đưa 125 nghin lao động đi) và vượt 107% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc là 3 thị trường truyền thống tiếp nhận trên 90% tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng. Đặc biệt, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường thu hút số lượng lớn người lao động tham gia, với mức lương hấp dẫn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra và động viên kỹ sư, công nhân các đơn vị đang thi công dự án đường dây tải điện 500kV mạch 3 Quảng Trạch-Phố Nối đoạn qua tỉnh Nghệ An- Sáng nay, tại Lâm Đồng, diễn ra Hội nghị Công bố quy hoạch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021- 2030- Hơn 78.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc trong 6 tháng qua. Bộ Lao động thương binh và xã hội tiếp tục cảnh báo gia tăng tình trạng lừa đảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài- Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Việt Nam tại châu Âu tổ chức “Ngày hội đổi mới sáng tạo” - Kết nối cộng đồng trí thức Việt Nam ở nước ngoài thúc đẩy sự phát triển của đất nước- Trung Quốc và Liên minh châu Âu đã nhất trí khởi động đàm phán về kế hoạch áp thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất nhập khẩu vào thị trường châu Âu
Trong 6 tháng đầu năm 2024, việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng lừa đảo trong hoạt động xuất khẩu lao động vẫn diễn ra.
Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn Đắk Lắk đã phục hồi đơn hàng và tăng cường tuyển lao động. Một số công ty đưa ra mức lương hấp dẫn và nhiều chế độ ưu đãi nhưng vẫn gặp khó trong việc tuyển dụng.
Những ngày này trên công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, một số hạng mục đã hoàn thành, vượt trước tiến độ so với yêu cầu đề ra. Nhiều cung đoạn đường dây đã được kéo lên, đã lên hình hài tuyến. Nhiều vị trí cột đang được tăng cường nhân lực, thực sự vượt nắng, thắng mưa, làm việc quên ngày đêm, nỗ lực đưa công trình về đích nhanh nhất có thể. Phóng sự “Thấm đẫm mồ hôi người lao động trên công trình đường dây 500kV mạch 3” của phóng viên Nguyên Long ghi nhận thực tế này:
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất lao động là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp; là vấn đề sống còn đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vì tăng năng suất lao động đồng nghĩa với phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và rút ngắn khoảng cách với các quốc gia trong khu vực. Tham dự Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024" do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức, nhấn mạnh tầm quan trọng của nâng cao năng suất lao động, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập trung thực hiện "3 đẩy mạnh, 3 tiên phong, 3 bứt phá" để góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo môi trường sinh thái tốt nhất cho người lao động phát huy tính sáng tạo, đổi mới, yêu nước, yêu nghề.
Hôm nay (8/6) bước sang ngày làm việc cuối cùng của đợt 1 kỳ họp thứ 7. Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen. Tiếp đó, các đại biểu thảo luận ở tổ về Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Một trong những nội dung được dư luận quan tâm là cần các quy định chặt chẽ hơn để khắc phục tình trạng mua bán người núp bóng hình thức nhận con nuôi hoặc đưa người đi xuất khẩu lao động.
Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, dài hạn của cả hệ thống chính trị - là con đường ngắn nhất đưa nước ta bắt kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định như vậy tại Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức mới đây. Trên thực tế, vai trò của năng suất lao động càng được khẳng định khi nền kinh tế thế giới đi vào khủng hoảng, nhiều nước phát triển đã định hướng cách thức phục hồi nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất lao động. Tại nước ta thời gian qua năng suất lao động có sự tăng trưởng khá so với khu vực và thế giới nhưng vẫn ở mức rất thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động ở Việt Nam 2022 chỉ khoảng11% so với Singapore, 35% so với Malaysia, và đạt khoảng 64% so với Thái Lan. Vậy đâu là giải pháp rút ngắn sự chênh lệch này, để qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia? Tiến sỹ Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Góp ý xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất giảm thời gian làm việc. Thời điểm đó, Quốc hội đã có nghị quyết giao cho Chính phủ lựa chọn thời điểm thích hợp, khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm cho người lao động. Mới đây, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tiếp tục kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu sớm thực hiện quy định về giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần. Giảm giờ làm dưới 48 tiếng mỗi tuần, cần điều kiện cần và đủ như thế nào để phù hợp với thực tế hiện nay? TS Phạm Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ cùng bán luận về nội dung này.
Đang phát
Live