- Lực lượng kiểm ngư có nhiều hoạt động chung tay bảo vệ môi trường biển.- Bộ đội Biên phòng Hà Giang kiểm soát chặt chẽ cửa khẩu, tuyên truyền vận động nhân dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
BTV Tuấn Tú trao đổi về chủ đề Văn hóa bảo vệ môi trường của các tài xế và Đề xuất của Bộ Giao thông vận tải về trừ điểm bằng lái, giao lưu với bác tài Nguyễn Văn Thanh, lái xe khách ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thời điểm này đang là mùa giáp hạt, cũng vừa sau thời giãn cách chống dịch Covid –19 theo Chỉ đạo của Chính phủ, do đó nhiều bà con ở vùng đồng bào gặp không ít khí khăn. Nhằm kịp thời hỗ trợ bà con, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum đang tích cực phối hợp với ngành chức năng địa phương thực hiện chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các hộ nhận giao khoán bảo vệ rừng. Việc chi trả kịp thời đã giúp hàng nghìn hộ dân có thêm kinh phí mua lương thực, thực phẩm đảm bảo đời sống vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Phản ánh của phóng viên Tuấn Long tại Tây Nguyên.
- Làm sao để thúc đẩy phát triển lại ngành chăn nuôi lợn bền vững, đảm bảo an toàn dịch bệnh?- Nông dân đô thị đang chịu nhiều “nỗi khổ” và nhiều áp lực trong cuộc sống.- Thúc đẩy các giải pháp sản xuất nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.
Tình trạng ô nhiễm không khí đã khiến người dân hoang mang vì nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, các bệnh nghề nghiệp, trong đó có bệnh bụi phổi cũng đang gia tăng nhanh, khiến người bệnh mất khả năng lao động, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Khách mời là Bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh Phổi nghề nghiệp, Bệnh viện Phổi Trung ương tư vấn về các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường, cách dự phòng bảo vệ sức khỏe trước môi trường độc hại.
Thông tin từ báo cáo Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam 2019 - PAPI 2019: Nghèo đói, tăng trưởng kinh tế và môi trường là những vấn đề người dân quan ngại nhất, ngay cả trước khi Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Sau hàng loạt dự án phát triển gây ô nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân như vụ Fomosa, Rạng Đông, hay tình trạng gây ô nhiễm của một số nhà máy nhiệt điện, các dự án khai thác khoáng sản… dư luận mới giật mình thấy rằng,môi trường nước ta đã đến ngưỡng không thể chịu thêm được nữa. Nhiều lần Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chỉ rõ, thực tế này đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đặc biệt, phải có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp gây ô nhiễm môi trường theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Đây cũng là 1 nội quan trọng đang được đưa ra lấy ý kiến đóng góp vào Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lần này.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và có lẽ cả đến khi dịch qua đi, những chiếc khẩu trang sẽ là vật bất ly thân với hầu hết mọi người mỗi khi ra đường. Với ưu điểm là tiện lợi, giá thành rẻ, những chiếc khẩu trang y tế dùng một lần chính là lựa chọn hàng đầu của người dân. Tuy nhiên, chính vì dùng một lần rồi bỏ đi nên chúng là một trong những mối lo lớn cho môi trường tự nhiên. Hà Anh, PV thường trú tại TPHCM có bài viết đề cập vấn đề này.
Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, xuất hiện những sự cố môi trường lớn, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Sự bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề bảo vệ môi trường.- Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp hơn với thế và lực mới cao hơn nhiều của đất nước; nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tạp chí Newsweek ghi nhận: Những ngày qua bề mặt Trái đất yên tĩnh hơn, giảm đáng kể những rung động trên đất liền, chủ yếu do lượng xe cộ giảm, tạm dừng thi công nhiều công trình xây dựng giữa đại dịch… Và có lẽ hơn bao giờ hết, đây là thời điểm để con người nhìn lại chính mình, đã ứng xử với tự nhiên, với môi trường, với trái đất ra sao trong biết bao nhiêu năm qua, để rồi cùng ý thức chung tay bảo vệ trái đất, bảo vệ hành tinh xanh, qua đó cũng chính là bảo vệ mỗi công dân trên toàn cầu này. Đây cũng là nội dung bàn luận với sự tham gia của vị khách mời là nhà báo Đỗ Doãn Hoàng – người có nhiều năm thực hiện các phóng sự điều tra, những bài viết về sự tàn phá môi trường, hủy hoại thiên nhiên của con người của cả ở trong nước và một số nơi trên thế giới.
Đang phát
Live