Liên tiếp trong gần 1 tháng qua, miền Trung đã gánh chịu những cơn bão kèm mưa lũ khiến hàng trăm người thiệt mạng, hàng nghìn hộ mất trắng nhà cửa, tài sản. Đáng ngại là trong bão lũ, môi trường sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bệnh dịch cũng như tai nạn thương tích. Vậy người dân cần có những biện pháp nào để làm sạch môi trường trong mùa lũ cũng như có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình? Trong chương trình 360 độ Sức khỏe, chúng tôi trao đổi cùng vị khách mời là BS Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Quản lý Sức khỏe môi trường và hóa chất, Cục Quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế về nội dung này.
- Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai.- Bộ Y tế thành lập 7 Tổ công tác hỗ trợ các tỉnh miền Trung xử lý vệ sinh môi trường, phòng chống dịch sau mưa, lũ.- Chương trình nghệ thuật thiện nguyện "Thương về miền Trung" do Đài TNVN tổ chức, nhằm đón nhận tình cảm yêu thương, sự quyên góp của mọi người, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn.- Hơn 80 triệu người bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.- Pháp chính thức bước vào đợt phong tỏa toàn quốc thứ 2 vì dịch Covid-19.
Đêm 23/10, một số người dân xã Nam Sơn - Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn) dựng lều bạt, không cho xe chở rác vào bãi tập kết. Ngay lập tức, tình trạng ùn ứ rác ở nhiều nơi trong khu vực nội thành Hà Nội đã diễn ra. Ngày 25/10, Thành ủy Hà Nội đã họp, ra văn bản chỉ đạo các biện pháp giải quyết tình trạng này. Từ 20 giờ ngày 26/10, bãi rác Nam Sơn đã hoạt động trở lại. Mặc dù bãi rác Nam Sơn đã hoạt động trở lại, nhưng cách đây chưa lâu, (khoảng 3 tháng trước thôi) bãi rác này cũng đã bị người dân phản đối không cho tập kết rác do không đồng thuận với phương án đền bù trong vùng ảnh hưởng của Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Sự việc người dân không cho tập kết rác ở những địa điểm gần khu vực dân cư sinh sống, hoặc không đồng ý xây dựng những lò đốt rác, xử lý rác thải ở nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua đã cho thấy những tồn tại cần phải được giải quyết tận gốc. Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi đề cập nội dung “Giải pháp nào giải quyết tận gốc vấn đề rác thải – nhìn từ sự cố ở bãi rác Nam Sơn, Hà Nội” – với sự tham gia bàn luận của GS. TS Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam.
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo các tỉnh miền Trung về khắc phục hậu quả mưa lũ và tìm kiếm, cứu nạn.- Bão số 8 giật cấp 12 đang hướng vào vùng biển các tỉnh miền Trung. Từ đêm nay 24/10, các tỉnh từ Nghệ An tới Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to.- Thảo luận về Luật bảo vệ môi trường sửa đổi, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị phải đảm bảo quy định chặt chẽ về đánh giá tác động môi trường các dự án, tránh làm chiếu lệ để rồi gây hậu quả nghiêm trọng. Các địa phương trong vùng ảnh hưởng nhanh chóng triển khai công tác ứng phó.- Kỷ niệm tròn 75 năm thành lập Liên Hợp Quốc. 75 năm qua, Tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này luôn giữ vai trò hàng đầu trong ngăn ngừa, giải quyết các cuộc xung đột; duy trì hòa bình; xây dựng một thế giới phát triển và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.- Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo thế giới hiện đang ở trong giai đoạn "rất nghiêm trọng" của đại dịch Covid-19. Nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với tình trạng sụp đổ hệ thống y tế do quá tải.
Việt Nam sở hữu chiều dài đường bờ biển hơn 3.200 km, có nhiều bãi biển nổi tiếng và hơn 3000 hòn đảo ven bờ cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng các thế mạnh về điều kiện khí hậu, văn hóa các vùng miền, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển - ngành công nghiệp không khói - đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay.
- Trung Quốc thắt chặt kiểm soát dịch covid-19.- Các kỹ sư tại Bỉ chế tạo chiếc máy hút khổng lồ, giúp thu dọn toàn bộ rác thải nhựa bảo vệ môi trường.
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhất là ô nhiễm rác thải nhựa. Trong đó, các loại nhựa được dùng trong những vật dụng thường ngày từ chai nước cho đến bao bì, khi phân hủy trong tự nhiên sẽ sản sinh ra khí gây hiệu ứng nhà kính- là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, để thích ứng và giảm thiểu những tác động xấu của biến đổi khí hậu mà Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, thì việc tìm ra các giải pháp công nghệ giúp xử lý rác thải nhựa là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay.
Ở TPHCM, có một đội cứu hỏa mà ít người biết đến, đó là Đội chữa cháy khẩn nguy tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Với nhiệm vụ đặc thù, môi trường tác chiến khắc nghiệt đã tạo cho những cán bộ chiến sỹ nơi đây sự bản lĩnh, chuyên nghiệp trong ứng biến với mọi tình huống của sự cố hàng không. Mời quý vị nghe trải lòng của những người lính cứu hoả này, qua phóng sự của Vinh Quang – Phóng viên thường trú tại TPHCM:
- 17 lãnh đạo sở, ngành Ninh Bình phải thi lại công chức: Liệu có góc khuất trong công tác cán bộ?- Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sản xuất, sức khỏe người dân tại kênh Cẩm Lai, huyện An Lão, Thành phố Hải Phòng.
- Bộ sưu tập khuôn bánh trung thu cổ độc đáo ở Hà Nội.- Những chuyến bay không điểm đến trong mùa dịch covid.- Dòng khẩu trang thân thiện với môi trường ở Châu Âu.- Ca nhạc theo yêu cầu.
Đang phát
Live