Môi trường nước ta đang diễn biến ngày càng phức tạp, chất lượng môi trường tại một số nơi đã vượt ngưỡng cho phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thực tế này, đòi hỏi phải nhanh chóng thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát về môi trường, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư lớn, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Xuất phát từ thực tế này, Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đã được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 vừa qua với những quy định cụ thể hơn, chặt chẽ hơn để giải quyết những vấn đề và thách thức mới phát sinh từ thực tiễn cuộc sống, để bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã tạo ra những mặt trái, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, mất không gian sống. Bài toán nào để bảo tồn những đặc trưng của đồng quê Việt Nam? Bàn về vấn đề này, Khách mời là nhà thơ Trần Đăng Khoa.
- Sạt lở - mối nguy cho người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long.- Đồng hành cùng trẻ trên môi trường mạng – cần sự đồng hành của gia đình, nhà trường và xã hội.- Nhìn từ câu chuyện dịch bạch hầu - Ngăn chặn các nguy cơ dịch bệnh từ “vùng lõm” tiêm chủng.- Làm gì để áo dài trở thành di sản của nhân loại?
Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Thực tế này buộc chúng ta phải không ngừng nỗ lực tìm ra được những giải pháp mới, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thích ứng và phát triển kinh tế, xã hội. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu. Tận dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp, lâm nghiệp như rơm rạ, thân- gốc- rễ- lá cây… để sản xuất than sạch và bếp sạch với thương hiệu LAM AN. Dự án khởi nghiệp này liệu có gì đặc biệt? Và để phát triển, startup này đang cần nhận được những sự hỗ trợ như thế nào? Khách mời là TS. Trần Duy Khanh- Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Đào tạo doanh nhân APEC và bạn Lê Trường An, sáng lập Dự án khởi nghiệp Bếp sạch và than sạch LAM AN.
Lễ Mít tinh kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2020 của ngành giáo dục đã diễn ra sáng ngày 27/6 , tại TPHCM. Tin của phóng viên Xuân Ngà, cơ quan thường trú tại TPHCM.
Thời tiết nắng nóng liên tục với mức nhiệt từ 35 đến 40 độ và dự báo sẽ kéo dài đến tháng 7 khiến cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của rất nhiều người dân bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, khói bụi ở các đô thị cũng là nguyên nhân khiến gia tăng ô nhiễm không khí trong mùa hè. Vậy trong nền thời tiết và môi trường như hiện tại, người dân cần trang bị những kiến thức gì để phòng ngừa các nguy cơ gây hại đến sức khỏe? Những người phải lao động nhiều giờ dưới thời tiết nắng nóng cần chú ý điều gì? Khách mời là PGS.TS Trần Thị Tuyết Hạnh, Khoa Sức khoẻ Môi trường và Nghề nghiệp, Trường Đại học Y tế công cộng tư vấn về vấn đề này.
- Vững bước dưới cờ Đảng quang vinh, Vùng 5 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tây Nam của Tổ quốc.- Bảo vệ môi trường biển từ những hành động nhỏ.- Những khuyến cáo ngư dân Việt Nam cần làm gì khi bị lực lượng chức năng nước ngoài kiểm soát.
Sự bùng nổ mạng xã hội và ứng dụng di động đã tạo nên thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt của con người và trẻ em không phải là ngoại lệ. Mặc dù quy định về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã có rất nhiều, tuy nhiên còn thiếu các thiết chế bảo vệ trẻ em. Theo thống kê, trong năm 2018, Việt Nam có hơn 700 nghìn vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ hai trong ASEAN. Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải cấm hay hạn chế các em kết nối mạng Internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, nhận biết và ứng phó với những nguy hiểm tiềm ẩn có thể gây hại cho các em. Phóng viên Kim Thanh có bài viết.
Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp. Sự phát triển đa dạng các thiết bị kết nối, nền tảng mạng xã hội và ứng dụng di động đã tạo nên thay đổi lớn trong thói quen sinh hoạt của con người và trẻ em không phải là ngoại lệ. Khi tham gia môi trường mạng, trẻ em đang phải đối mặt với rủi ro về bắt nạt, nội dung không phù hợp, ứng xử không phù hợp, tiếp xúc không phù hợp, nguy cơ nghiện Internet/game trực tuyến, mạng xã hội, xâm hại tình dục... Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng không phải cấm hay hạn chế các em kết nối mạng internet mà cần có giải pháp hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, nhận biết và ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn có thể gây hại các em. Bài viết của phóng viên Kim Thanh:
Bức xúc trước tình trạng mùi hôi khét do khói thải từ nhà máy Thép Hòa Phát Dung Quất, Khu Kinh tế Dung Quất sáng nay (30/5), hàng chục người dân xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tụ tập trước cổng nhà máy phản ứng. Đã nhiều lần người dân địa phương này kéo đến cổng nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất phản đối nhưng đến nay tình trạng này chưa chấm dứt. Phản ánh của PV Vinh Thông tại miền Trung.
Đang phát
Live