Tăng tốc xuất khẩu tháng cuối năm, hiện thực hóa mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu 800 tỷ USD năm 2024. (10/12/2024)

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 và 11 tháng của năm 2024, Thủ tướng nêu rõ: phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 đạt trên 7%; giữ đà, giữ nhịp để tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số. Nhìn lại Xuất khẩu - một trong ba chân kiềng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 11 tháng năm 2024, cho thấy: Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn. Xuất khẩu 11 tháng đạt kim ngạch gần 370 tỷ USD, tăng 14,4% (khu vực trong nước tăng 20%, khu vực FDI tăng 12,4%); nhập khẩu tăng 16,4%; đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tính chung đạt trên 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD. Đây là những con số ấn tượng trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam gần 1 năm qua, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những thách thức từ tăng trưởng yếu và rủi ro lạm phát vẫn tăng cao, tiếp tục tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế có độ mở lớn của nước ta. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam.

Tăng tốc xuất khẩu tháng cuối năm, hiện thực hóa mục tiêu kim ngạch xuất nhập khẩu 800 tỷ USD năm 2024. (10/12/2024)

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 và 11 tháng của năm 2024, Thủ tướng nêu rõ: phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 đạt trên 7%; giữ đà, giữ nhịp để tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số. Nhìn lại Xuất khẩu - một trong ba chân kiềng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 11 tháng năm 2024, cho thấy: Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn. Xuất khẩu 11 tháng đạt kim ngạch gần 370 tỷ USD, tăng 14,4% (khu vực trong nước tăng 20%, khu vực FDI tăng 12,4%); nhập khẩu tăng 16,4%; đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tính chung đạt trên 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD. Đây là những con số ấn tượng trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam gần 1 năm qua, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những thách thức từ tăng trưởng yếu và rủi ro lạm phát vẫn tăng cao, tiếp tục tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế có độ mở lớn của nước ta. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam.

Tinh gọn bộ máy và câu chuyện đánh giá cán bộ, công chức (9/12/2024)

“Hiện nay là thời điểm, thời cơ; là sự cấp thiết, là đòi hỏi tất yếu khách quan cho cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa? Câu trả lời là: Không thể chậm trễ hơn được nữa”. Phát biểu khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đánh dấu cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy để đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là việc sắp xếp, làm gọn, tinh về tổ chức các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương, từ khối Đảng, Quốc hội, Chính phủ đến toàn bộ hệ thống các cơ quan khác trong hệ thống chính trị mà còn là việc tinh gọn cán bộ, công chức, viên chức, loại bỏ tình trạng cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, hay nói cách khác là cuộc cách mạng về biên chế. Mới đây, trong buổi tiếp xúc cử tri tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra thực trạng bất hợp lý của bộ máy nhà nước, đó là không ít người yếu kém lựa chọn cơ quan nhà nước làm việc để mong muốn biến đây thành "vùng trú an toàn", từ đó làm bộ máy yếu kém, nảy sinh tiêu cực. Làm thế nào để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức một cách thực chất, không hình thức để bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Ngô Thành Can, nguyên Phó trưởng Khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Giảng viên cao cấp, Học viện Hành chính Quốc gia.

Tinh gọn bộ máy và câu chuyện đánh giá cán bộ, công chức (9/12/2024)

“Hiện nay là thời điểm, thời cơ; là sự cấp thiết, là đòi hỏi tất yếu khách quan cho cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa? Câu trả lời là: Không thể chậm trễ hơn được nữa”. Phát biểu khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đánh dấu cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy để đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là việc sắp xếp, làm gọn, tinh về tổ chức các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương, từ khối Đảng, Quốc hội, Chính phủ đến toàn bộ hệ thống các cơ quan khác trong hệ thống chính trị mà còn là việc tinh gọn cán bộ, công chức, viên chức, loại bỏ tình trạng cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, hay nói cách khác là cuộc cách mạng về biên chế. Mới đây, trong buổi tiếp xúc cử tri tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra thực trạng bất hợp lý của bộ máy nhà nước, đó là không ít người yếu kém lựa chọn cơ quan nhà nước làm việc để mong muốn biến đây thành "vùng trú an toàn", từ đó làm bộ máy yếu kém, nảy sinh tiêu cực. Làm thế nào để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức một cách thực chất, không hình thức để bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Ngô Thành Can, nguyên Phó trưởng Khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Giảng viên cao cấp, Học viện Hành chính Quốc gia.