Để sản phẩm của AI đáng tin cậy, phù hợp với các giá trị xã hội (07/5/2023)

Thực tế cho thấy, bằng sức mạnh ảo, Chat GPT đang khuấy đảo cộng đồng mạng - với những tác động thật. Ca sĩ ảo, MC ảo, chuyên gia ảo…đã hoạt động mạnh mẽ, không khác gì đời. “Deepfake” - công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đang bị tội phạm sử dụng để giả mạo hình ảnh, giọng nói nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc tung tin giả mạo. Thủ đoạn tinh vi này đang là mối lo ngại với rất nhiều người dùng Internet trong thời gian vừa qua. Từ đây, dấy lên những lo ngại, băn khoăn về vấn đề pháp lí, văn hóa khi AI đang tạo ra những thông tin sai lệch, gia tăng tình trạng mất việc làm hay nguy cơ tin tặc. Trí tuệ nhân tạo AI là một trong những công nghệ mạnh mẽ nhất trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, để nắm bắt được các cơ hội do AI mang lại, trước hết phải giảm thiểu được rủi ro của nó. Làm thế nào để phát huy được lợi thế, hạn chế được những tiêu cực phát sinh từ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống kinh tế-xã hội; hay nói cách khác, cần làm gì để sử dụng có trách nhiệm, giảm thiểu rủi ro của trí tuệ nhân tạo? PGS TS Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí Tuệ Nhân Tạo (AI Academy Vietnam) sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Để sản phẩm của AI đáng tin cậy, phù hợp với các giá trị xã hội (07/5/2023)

Thực tế cho thấy, bằng sức mạnh ảo, Chat GPT đang khuấy đảo cộng đồng mạng - với những tác động thật. Ca sĩ ảo, MC ảo, chuyên gia ảo…đã hoạt động mạnh mẽ, không khác gì đời. “Deepfake” - công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đang bị tội phạm sử dụng để giả mạo hình ảnh, giọng nói nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản hoặc tung tin giả mạo. Thủ đoạn tinh vi này đang là mối lo ngại với rất nhiều người dùng Internet trong thời gian vừa qua. Từ đây, dấy lên những lo ngại, băn khoăn về vấn đề pháp lí, văn hóa khi AI đang tạo ra những thông tin sai lệch, gia tăng tình trạng mất việc làm hay nguy cơ tin tặc. Trí tuệ nhân tạo AI là một trong những công nghệ mạnh mẽ nhất trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, để nắm bắt được các cơ hội do AI mang lại, trước hết phải giảm thiểu được rủi ro của nó. Làm thế nào để phát huy được lợi thế, hạn chế được những tiêu cực phát sinh từ việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong đời sống kinh tế-xã hội; hay nói cách khác, cần làm gì để sử dụng có trách nhiệm, giảm thiểu rủi ro của trí tuệ nhân tạo? PGS TS Nguyễn Xuân Hoài, Viện trưởng Viện Trí Tuệ Nhân Tạo (AI Academy Vietnam) sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Vì sao vẫn cứ tiếp diễn chiêu trò: “Con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp"? (19/3/2023)

Thời gian qua, dư luận bức xúc trước tình trạng nhiều phụ huynh ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam bị lừa với kịch bản con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp. Hoảng hốt, lo lắng cho con, một số phụ huynh đã nghe theo chỉ dẫn của người điện thoại tự xưng là thầy, cô giáo của con và bị lừa đảo hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng. Đáng nói là mới đây chiêu trò này đã lan ra nhiều tỉnh thành, trong đó có thành phố Hà Nội. Trước thực trạng này, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có Văn bản gửi Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cùng Hiệu trưởng các trường học thuộc Sở về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vì sao các đối tượng lừa đảo có được thông tin của người bị hại? Khi các vụ việc tương tự xảy ra, phụ huynh cần xử lý như thế nào để không mắc bẫy kẻ xấu? Và vai trò của nhà trường ra sao trong việc phối hợp để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra? Ông Vũ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Học viện Thành Công chia sẻ.

Vì sao vẫn cứ tiếp diễn chiêu trò: “Con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp"? (19/3/2023)

Thời gian qua, dư luận bức xúc trước tình trạng nhiều phụ huynh ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam bị lừa với kịch bản con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp. Hoảng hốt, lo lắng cho con, một số phụ huynh đã nghe theo chỉ dẫn của người điện thoại tự xưng là thầy, cô giáo của con và bị lừa đảo hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng. Đáng nói là mới đây chiêu trò này đã lan ra nhiều tỉnh thành, trong đó có thành phố Hà Nội. Trước thực trạng này, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có Văn bản gửi Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cùng Hiệu trưởng các trường học thuộc Sở về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vì sao các đối tượng lừa đảo có được thông tin của người bị hại? Khi các vụ việc tương tự xảy ra, phụ huynh cần xử lý như thế nào để không mắc bẫy kẻ xấu? Và vai trò của nhà trường ra sao trong việc phối hợp để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra? Ông Vũ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Học viện Thành Công chia sẻ.

Livestream đám tang nghệ sỹ: “Đánh rơi” tình người chỉ vì những lượt like, share! (12/3/2023)

Đám tang của “Ông hoàng cải lương” Vũ Linh đã qua gần một tuần nay, nhưng những câu chuyện không đẹp, rất đáng phải suy ngẫm thì vẫn còn đọng lại. Ngoài sự xót xa, tiếc thương của người thân và khán giả, hàng trăm YouTuber, Facebooker, TikToker... đã đổ tới tang lễ, tranh giành chỗ đứng, tất bật quay video, đưa tin thất thiệt gây náo loạn... Không chỉ thế, nhiều người còn cười cợt, thậm chí vỗ tay, hò reo như thể đây là sự kiện giải trí mỗi khi có nghệ sĩ lớn đến viếng. Không chỉ tại đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, khung cảnh hỗn độn này còn từng diễn ra tại đám tang các nghệ sĩ trước đó. Thay vì bày tỏ lòng tiếc thương trước người đã khuất thì nhiều người tới đám tang chỉ để nhìn tận mắt những người nổi tiếng, có thể chụp vài bức hình, livestream câu like trên mạng xã hội hay đơn giản chỉ vì hiếu kì. Việc các Facebooker, TikToker hay YouTuber gây náo loạn tại đám tang các nghệ sĩ, một lần nữa đặt ra câu hỏi về tình trạng ứng xử trên môi trường số hiện nay. TS Nguyễn Văn Đáng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

Livestream đám tang nghệ sỹ: “Đánh rơi” tình người chỉ vì những lượt like, share! (12/3/2023)

Đám tang của “Ông hoàng cải lương” Vũ Linh đã qua gần một tuần nay, nhưng những câu chuyện không đẹp, rất đáng phải suy ngẫm thì vẫn còn đọng lại. Ngoài sự xót xa, tiếc thương của người thân và khán giả, hàng trăm YouTuber, Facebooker, TikToker... đã đổ tới tang lễ, tranh giành chỗ đứng, tất bật quay video, đưa tin thất thiệt gây náo loạn... Không chỉ thế, nhiều người còn cười cợt, thậm chí vỗ tay, hò reo như thể đây là sự kiện giải trí mỗi khi có nghệ sĩ lớn đến viếng. Không chỉ tại đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, khung cảnh hỗn độn này còn từng diễn ra tại đám tang các nghệ sĩ trước đó. Thay vì bày tỏ lòng tiếc thương trước người đã khuất thì nhiều người tới đám tang chỉ để nhìn tận mắt những người nổi tiếng, có thể chụp vài bức hình, livestream câu like trên mạng xã hội hay đơn giản chỉ vì hiếu kì. Việc các Facebooker, TikToker hay YouTuber gây náo loạn tại đám tang các nghệ sĩ, một lần nữa đặt ra câu hỏi về tình trạng ứng xử trên môi trường số hiện nay. TS Nguyễn Văn Đáng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.