Vì sao vẫn cứ tiếp diễn chiêu trò: “Con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp"? (19/3/2023)

Thời gian qua, dư luận bức xúc trước tình trạng nhiều phụ huynh ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam bị lừa với kịch bản con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp. Hoảng hốt, lo lắng cho con, một số phụ huynh đã nghe theo chỉ dẫn của người điện thoại tự xưng là thầy, cô giáo của con và bị lừa đảo hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng. Đáng nói là mới đây chiêu trò này đã lan ra nhiều tỉnh thành, trong đó có thành phố Hà Nội. Trước thực trạng này, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có Văn bản gửi Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cùng Hiệu trưởng các trường học thuộc Sở về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vì sao các đối tượng lừa đảo có được thông tin của người bị hại? Khi các vụ việc tương tự xảy ra, phụ huynh cần xử lý như thế nào để không mắc bẫy kẻ xấu? Và vai trò của nhà trường ra sao trong việc phối hợp để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra? Ông Vũ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Học viện Thành Công chia sẻ.

Vì sao vẫn cứ tiếp diễn chiêu trò: “Con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp"? (19/3/2023)

Thời gian qua, dư luận bức xúc trước tình trạng nhiều phụ huynh ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam bị lừa với kịch bản con đang cấp cứu ở Bệnh viện, cần chuyển tiền để mổ gấp. Hoảng hốt, lo lắng cho con, một số phụ huynh đã nghe theo chỉ dẫn của người điện thoại tự xưng là thầy, cô giáo của con và bị lừa đảo hàng chục thậm chí hàng trăm triệu đồng. Đáng nói là mới đây chiêu trò này đã lan ra nhiều tỉnh thành, trong đó có thành phố Hà Nội. Trước thực trạng này, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có Văn bản gửi Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cùng Hiệu trưởng các trường học thuộc Sở về việc cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vì sao các đối tượng lừa đảo có được thông tin của người bị hại? Khi các vụ việc tương tự xảy ra, phụ huynh cần xử lý như thế nào để không mắc bẫy kẻ xấu? Và vai trò của nhà trường ra sao trong việc phối hợp để ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra? Ông Vũ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Học viện Thành Công chia sẻ.

Livestream đám tang nghệ sỹ: “Đánh rơi” tình người chỉ vì những lượt like, share! (12/3/2023)

Đám tang của “Ông hoàng cải lương” Vũ Linh đã qua gần một tuần nay, nhưng những câu chuyện không đẹp, rất đáng phải suy ngẫm thì vẫn còn đọng lại. Ngoài sự xót xa, tiếc thương của người thân và khán giả, hàng trăm YouTuber, Facebooker, TikToker... đã đổ tới tang lễ, tranh giành chỗ đứng, tất bật quay video, đưa tin thất thiệt gây náo loạn... Không chỉ thế, nhiều người còn cười cợt, thậm chí vỗ tay, hò reo như thể đây là sự kiện giải trí mỗi khi có nghệ sĩ lớn đến viếng. Không chỉ tại đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, khung cảnh hỗn độn này còn từng diễn ra tại đám tang các nghệ sĩ trước đó. Thay vì bày tỏ lòng tiếc thương trước người đã khuất thì nhiều người tới đám tang chỉ để nhìn tận mắt những người nổi tiếng, có thể chụp vài bức hình, livestream câu like trên mạng xã hội hay đơn giản chỉ vì hiếu kì. Việc các Facebooker, TikToker hay YouTuber gây náo loạn tại đám tang các nghệ sĩ, một lần nữa đặt ra câu hỏi về tình trạng ứng xử trên môi trường số hiện nay. TS Nguyễn Văn Đáng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

Livestream đám tang nghệ sỹ: “Đánh rơi” tình người chỉ vì những lượt like, share! (12/3/2023)

Đám tang của “Ông hoàng cải lương” Vũ Linh đã qua gần một tuần nay, nhưng những câu chuyện không đẹp, rất đáng phải suy ngẫm thì vẫn còn đọng lại. Ngoài sự xót xa, tiếc thương của người thân và khán giả, hàng trăm YouTuber, Facebooker, TikToker... đã đổ tới tang lễ, tranh giành chỗ đứng, tất bật quay video, đưa tin thất thiệt gây náo loạn... Không chỉ thế, nhiều người còn cười cợt, thậm chí vỗ tay, hò reo như thể đây là sự kiện giải trí mỗi khi có nghệ sĩ lớn đến viếng. Không chỉ tại đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, khung cảnh hỗn độn này còn từng diễn ra tại đám tang các nghệ sĩ trước đó. Thay vì bày tỏ lòng tiếc thương trước người đã khuất thì nhiều người tới đám tang chỉ để nhìn tận mắt những người nổi tiếng, có thể chụp vài bức hình, livestream câu like trên mạng xã hội hay đơn giản chỉ vì hiếu kì. Việc các Facebooker, TikToker hay YouTuber gây náo loạn tại đám tang các nghệ sĩ, một lần nữa đặt ra câu hỏi về tình trạng ứng xử trên môi trường số hiện nay. TS Nguyễn Văn Đáng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

Nghe Radio

Đang phát

Chương trình: Cùng bạn sống khỏe

17h-17h30

play

Live

Lịch phát sóng

13h30 - 13h05

Bản tin nông nghiệp

13h05 - 13h20

Mùa vàng (phát lại)

13h20 - 13h25

Quảng cáo

13h25 - 13h40

Dòng chảy kinh tế (phát lại)

13h40 - 13h45

Quảng cáo

13h45 - 14h00

Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)

14h00 - 14h05

Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)

14h05 - 14h35

Chân dung cuộc sống

14h35 - 14h50

Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)
Mới nhất Đọc nhiều Bàn luận nhiều nhất