VOV1 - Trong dòng chảy hội nhập sâu rộng của thế giới hôm nay, Việt Nam không chỉ là một quốc gia “tham gia tích cực” vào các thể chế kinh tế toàn cầu, mà đang từng bước khẳng định vai trò là một “người kiến tạo cuộc chơi”.
VOV1 - Trong dòng chảy hội nhập sâu rộng của thế giới hôm nay, Việt Nam không chỉ là một quốc gia “tham gia tích cực” vào các thể chế kinh tế toàn cầu, mà đang từng bước khẳng định vai trò là một “người kiến tạo cuộc chơi”.
Không chỉ gói gọn trong một tuần lễ như nhiều lần tổ chức trước đây, lần đầu tiên thủ đô Hà Nội phát động Tháng áo dài từ ngày 1/10 đến hết ngày 20/10. Cũng lần đầu tiên Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội chính thức vận động cán bộ, hội viên, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động công tác tại các cơ quan, đơn vị Trung ương, thành phố; các doanh nghiệp, công ty, đơn vị, học sinh, sinh viên nữ ở Thủ đô, đồng loạt mặc áo dài vào ngày thứ hai và thứ sáu hằng tuần. Để có thêm góc nhìn về sự kiện đang thu hút sự chú ý này, cùng nghe những chia sẻ của khách mời là bà Hoàng Thu Hồng, Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội và nhà thiết kế thời trang Sĩ Hoàng .
Nhiều tấm gương dũng cảm, quên mình vì nhiệm vụ, hỗ trợ người dân trong mưa lũ những ngày qua. Trong đó, những nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam đã đóng góp công sức của mình với những dòng tin nhanh, những tiếng nói chân thực nhất từ vùng thiên tai, chuyển tới mọi người dân Việt Nam trong cơn bão số 3 lịch sử vừa qua… Ngay sau đây, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với các nhà báo của VOV đã có mặt, làm nhiệm vụ trong tâm bão số 3.
Những ngày qua, truyền thông rầm rộ đưa tin về đoàn 4.500 khách Ấn Độ - lượng khách lớn nhất tại thị trường này từ trước đến nay - đến Việt Nam. Đoàn chia làm nhiều đợt, tham quan và khám phá Hà Nội, Tràng An (Ninh Bình) và Hạ Long (Quảng Ninh) từ 27/8-7/9. Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của ngành du lịch trong việc khai thác thị trường tỉ dân. Ấn Độ đang là 1 trong 7 thị trường cung cấp nguồn khách quốc tế lớn nhất cho du lịch Việt Nam.
Dư luận trong tuần đặc biệt quan tâm đến câu chuyện một cháu bé bị lạc trong rừng 5 ngày mà vẫn sống sót kỳ diệu. Lo lắng, hồi hộp và rồi vỡ òa trong vui sướng là cảm xúc chung của tất cả người lớn chúng ta khi theo dõi vụ việc. Câu chuyện này cũng giúp cho mỗi người lớn chúng ta thấy được thêm tầm quan trọng của việc dạy trẻ những kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn để giúp các em đối mặt và vượt qua khi chẳng may xảy ra những tình huống hiểm nghèo. Tiến sỹ Vũ Việt Anh, Tổng giám đốc Học viện Thành Công sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Công tác dân số hiện gặp nhiều khó khăn do mức sinh thay thế chưa thực sự bền vững, Nguyên nhân là do áp lực công việc, thời gian làm việc tăng ca kéo dài trong khi thu nhập chưa đủ sống… Đề xuất quy định giờ làm việc, lương đủ sống để nâng chất lượng dân số.
Bắt đầu từ tháng 4 cho đến hết tháng 7 năm nay, theo thống kê của một số phòng khám tâm lý, lượng bệnh nhân là học sinh bị trầm cảm tăng đột biến. Đây là thời gian diễn ra các kỳ thi quan trọng như thi vào lớp 10, thi THPT và tuyển sinh Đại học. Tại buổi tập huấn “Nâng cao năng lực hoạt động tham vấn tâm lý trong nhà trường” diễn ra mới đây tại TP Hồ Chí Minh, các chuyên gia cũng nhận định “trầm cảm ở học sinh ngày càng có diễn biến phức tạp”
Thông tin Việt Nam có tốc độ tăng số triệu phú USD nhanh nhất thế giới, tới 98% trong 10 năm qua, đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Con số này cho thấy những dấu hiệu tích cực gì về sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước? Vì sao số người giàu lên từ bất động sản vẫn chiếm tỷ lệ lớn, hơn hẳn từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu sáng chế…? Số triệu phú đôla tăng lên, nhưng tại sao khoảng cách giàu nghèo vẫn chưa thu hẹp đáng kể? Dự báo người Việt có thể giàu nhanh nhất thế giới, song còn những yếu tố nào phải lưu ý trong thời gian tới, để tiến tới thịnh vượng, phát triển bền vững?
Thành phố Hồ Chí Minh vừa thí điểm bỏ đếm ngược thời gian trên đèn giao thông tại một số nút giao, nhằm giảm thiểu các hành vi vượt đèn đỏ hoặc tăng tốc gây nguy cơ tai nạn. Sự việc đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Nếu một số người đồng tình với đề xuất này, cho rằng đây là giải pháp đúng hướng, nhằm tổ chức lại tín hiệu đèn giao thông phù hợp với từng thời điểm; thì cũng có nhiều ý kiến phản đối, bởi đèn đếm ngược giúp người lái xe chủ động, nhận biết được tình huống để không rơi vào "bẫy" đèn đỏ. Bỏ đèn đếm ngược khiến người tham gia giao thông dễ phanh dừng đột ngột, gây tai nạn, nhất là với ô tô.
Thông tin Việt Nam có tốc độ tăng số triệu phú đôla nhanh nhất thế giới, tới 98% trong 10 năm qua, đang thu hút sự chú ý của dư luận với nhiều câu hỏi: Con số này cho thấy những dấu hiệu tích cực gì về sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước? Vì sao số người giàu lên từ bất động sản vẫn chiếm tỷ lệ lớn, hơn hẳn từ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu sáng chế…? Số triệu phú đôla tăng lên, nhưng tại sao khoảng cách giàu nghèo vẫn chưa thu hẹp đáng kể? Dự báo người Việt có thể giàu nhanh nhất thế giới, song còn những yếu tố nào phải lưu ý trong thời gian tới, để tiến tới thịnh vượng, phát triển bền vững? Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong và Tiến sỹ Huỳnh Thế Du, giảng viên thỉnh giảng Trường Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Những ngày qua, liên tiếp các địa phương công bố điểm chuẩn vào lớp 10. Nhiều trường Đại học cũng chính thức công bố điểm xét tuyển. Cũng từ đây nảy sinh biết bao hỉ nộ ái ố và nổ ra những cuộc tranh luận không hồi kết trên một số diễn đàn và mạng xã hội về việc, có nên khoe thành tích học tập của con trên mạng xã hội? Để có thêm góc nhìn về chủ đề đang thu hút sự chú ý này của dư luận, chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sỹ xã hội học, thạc sỹ tâm lý trị liệu Phạm Thị Thúy.