Hàng loạt dự án điện chậm tiến độ: Vì sao? (02/11/2020)

Trước kỳ họp thứ 10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã khảo sát về Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Đoàn khảo sát nhận thấy có một thực tế đáng lo ngại là Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong tương lai gần. Cụ thể, lượng điện thiếu hụt sẽ tăng từ 400 triệu kWh năm 2021 lên cao nhất đến 13,3 tỷ kWh vào năm 2023. Năm 2024, sản lượng thiếu hụt giảm còn khoảng 11 tỷ kWh, đến năm 2025, hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu phụ tải nếu tiến độ các chuỗi dự án khí-điện đáp ứng tiến độ. Theo đoàn khảo sát, có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, trong đó chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chính. Dự kiến theo chương trình, ngày mai (3/11), Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội, trong đó có thảo luận về một số nội dung liên quan các vấn đề về phát triển điện lực. Và trong phiên họp chiều mai, Quốc hội sẽ xem 1 đoạn phim ngắn tại nghị trường về “Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.

Hàng loạt dự án điện chậm tiến độ: Vì sao? (02/11/2020)

Trước kỳ họp thứ 10, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã khảo sát về Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Đoàn khảo sát nhận thấy có một thực tế đáng lo ngại là Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện trong tương lai gần. Cụ thể, lượng điện thiếu hụt sẽ tăng từ 400 triệu kWh năm 2021 lên cao nhất đến 13,3 tỷ kWh vào năm 2023. Năm 2024, sản lượng thiếu hụt giảm còn khoảng 11 tỷ kWh, đến năm 2025, hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu phụ tải nếu tiến độ các chuỗi dự án khí-điện đáp ứng tiến độ. Theo đoàn khảo sát, có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, trong đó chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chính. Dự kiến theo chương trình, ngày mai (3/11), Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội, trong đó có thảo luận về một số nội dung liên quan các vấn đề về phát triển điện lực. Và trong phiên họp chiều mai, Quốc hội sẽ xem 1 đoạn phim ngắn tại nghị trường về “Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.

Quốc hội điện tử: Đổi mới vì cử tri (28/10/2020)

Mối quan hệ giữa cử tri với đại biểu Quốc hội trở nên gần gũi hơn. Đại biểu lắng nghe kịp thời hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu nhận được nhiều hơn tiếng nói của cuộc sống, để nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Tiếng nói nghị trường đã gần hơn tiếng nói của cuộc sống, của cử tri và nhân dân. Nhiều vấn đề của cuộc sống được Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ lắng nghe, tìm hướng giải quyết trong từng quyết sách quan trọng.Quốc hội, từng đại biểu Quốc hội đã, đang và sẽ luôn nỗ lực đổi mới không vì ai khác, không nhằm mục đích nào khác là vì cử tri, giúp tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri sớm thành hiện thực. Đó là động lực, là sự thôi thúc của quá trình đổi mới. Cùng sự đổi mới về nội dung hoạt động, đổi mới về hình thức, trong đó sử dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin là hướng đi tiến tới một Quốc hội điện tử. Trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung: “Quốc hội điện tử - Đổi mới vì cử tri”. Khách mời trong chương trình là Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, người đã tham mưu, đề xuất, thực hiện việc chuyển từ Quốc hội giấy sang Quốc hội điện tử.

Quốc hội điện tử: Đổi mới vì cử tri (28/10/2020)

Mối quan hệ giữa cử tri với đại biểu Quốc hội trở nên gần gũi hơn. Đại biểu lắng nghe kịp thời hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri, thu nhận được nhiều hơn tiếng nói của cuộc sống, để nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Tiếng nói nghị trường đã gần hơn tiếng nói của cuộc sống, của cử tri và nhân dân. Nhiều vấn đề của cuộc sống được Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ lắng nghe, tìm hướng giải quyết trong từng quyết sách quan trọng.Quốc hội, từng đại biểu Quốc hội đã, đang và sẽ luôn nỗ lực đổi mới không vì ai khác, không nhằm mục đích nào khác là vì cử tri, giúp tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri sớm thành hiện thực. Đó là động lực, là sự thôi thúc của quá trình đổi mới. Cùng sự đổi mới về nội dung hoạt động, đổi mới về hình thức, trong đó sử dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin là hướng đi tiến tới một Quốc hội điện tử. Trong chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung: “Quốc hội điện tử - Đổi mới vì cử tri”. Khách mời trong chương trình là Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, người đã tham mưu, đề xuất, thực hiện việc chuyển từ Quốc hội giấy sang Quốc hội điện tử.