VOV1 - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp ngành, ủng hộ tích cực của cộng đồng, đến nay, Bắc Ninh cơ bản hoàn thành giai đoạn cao điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thời gian tới, Bắc Ninh tiếp tục rà soát, hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu sửa chữa, xây mới nhà ở để ổn định cuộc sống.
VOV1 - Với sự vào cuộc tích cực của các cấp ngành, ủng hộ tích cực của cộng đồng, đến nay, Bắc Ninh cơ bản hoàn thành giai đoạn cao điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thời gian tới, Bắc Ninh tiếp tục rà soát, hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu sửa chữa, xây mới nhà ở để ổn định cuộc sống.
Hơn 94 năm qua, Đảng ta không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và cầm quyền. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, đưa con thuyền cách mạng vượt qua mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.Bối cảnh mới, yêu cầu đặt ra đến năm 2045, đất nước bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, đòi hỏi Đảng không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền. Để đạt được các mục tiêu đề ra, TBT, CTN Tô Lâm đã nhấn mạnh đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; thực hiện nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng “tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng”. Đây là những yêu cầu quan trọng để Đảng tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, đảm bảo là “người cầm lái vĩ đại”, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới- Kỷ nguyên vươn mình. Bài viết do PV Lại Hoa thực hiện:
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từng nói “Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam và để góp phần đưa đất nước bước vào, kỷ nguyên mới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam trên con đường xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bến Tre phấn đấu trở thành tỉnh khá vào năm 2030 và là nơi đáng sống vào năm 2050. Đáng quan tâm là Tỉnh ủy Bến Tre có NQ 04 đưa ra định hướng phát triển tỉnh về hướng Đông. Với nguồn lực nội tỉnh và nguồn hỗ trợ của TW và các nguồn bên ngoài, Đảng bộ và Nhân dân xứ Dừa đang tập trung ưu tiên xoay trục phát triển về các huyện ven biển.
Ngày 13/10, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm có bài viết:“Chống lãng phí”. Đài Tiếng nói Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết này.
Phát biểu tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư- Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: Với thế và lực đã tích lũy sau gần 40 năm đổi mới; sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Việt Nam đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết, đề ra định hướng chiến lược, đột phá để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam. Những diễn ngôn về “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình” đã khẳng định quan điểm và quyết tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, truyền cảm hứng đến với người dân về một quyết tâm mới trong thời kỳ mới. Vậy cơ sở nào để bước vào kỷ nguyên mới và sẽ phải đổi mới tư duy và hành động ra sao để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? TS Nguyễn Văn Đáng-Khoa quản trị công và chính sách- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh sẽ có những góc nhìn đa chiều về kỷ nguyên mới của Việt Nam.
Sau gần 40 năm đổi mới, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Việt Nam đã chuyển sang cơ chế thị trường, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Từ một nước nông nghiệp, lạc hậu, nghèo nàn, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp, trở thành một điểm sáng về sự ổn định, phục hồi và phát triển kinh tế. Những thành tựu đó đã mang lại cuộc sống “ấm no, hạnh phúc” cho người dân và càng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Đây cũng chính là nền tảng quan trọng để đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam. Chuyên mục "Việt Nam kỷ nguyên vươn mình" hôm nay, mời quý vị nghe bài viết của phóng viên Lại Hoa với chủ đề: Thành tựu 40 năm đổi mới: Quyết tâm, kiên định bước vào "Kỷ nguyên vươn mình" qua sự thể hiện của phát thanh viên Hải Yến.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 6,8 triệu hồ sơ giao dịch điện tử; Tiếp tục kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư. Việc chuyển đổi số mang lại nhiều tiện ích nhưng tiềm ẩn nguy cơ lộ lọt dữ liệu do hacker tìm cách tấn công khi có sơ hở. Đây là nội dung được quan tâm tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về công tác chuyển đổi số, triển khai Đề án 06 của Chính phủ do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 31/7.
Ngay ngày đầu tiên Nghị định 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực (1/7/2024), toàn ngành BHXH Việt Nam đã tập trung chi trả để người hưởng được nhận chế độ nhanh nhất, kịp thời nhất.
Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, BHXH Việt Nam đã kịp thời tham mưu, phối hợp với Bộ Y tế báo cáo trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 144 về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; góp ý kiến vào Nghị quyết số 80 của Quốc hội về việc “tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024”… nhằm bảo đảm cung ứng thuốc, kinh phí khám chữa bệnh BHYT phục vụ người bệnh.
Trong nhiều năm qua, chính sách BHXH đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, theo thời gian, một số chính sách đã bộc lộ những bất cập cần sửa đổi, nhất là chính sách rút BHXH một lần, tuổi nghỉ hưu. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024, Luật BHXH (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 15 đang diễn ra và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7- tháng 5/2024. Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ có rất nhiều điểm mới, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 28/NQ-TW, hướng đến bảo đảm an sinh xã hội toàn dân. Các chuyên gia về an sinh xã hội cho rằng, việc sửa đổi Luật BHXH lần này cần tăng tính hấp dẫn, hạn chế tình trạng rút BHXH một lần, đảm bảo chính sách BHXH là giải pháp lâu dài cho người lao động.
Hát bài Chòi là loại hình nghệ thuật đặc sắc của người dân sứ Quảng, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Nhằm đổi mới các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BHXH tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh Quảng Nam tổ chức tuyên truyền đến tận cơ sở thông qua hình thức hô hát bài chòi để lan tỏa chính sách đến người dân, người lao động trên địa bàn tỉnh. Đây là hình thức tuyên truyền rất mới trên cả nước, BHXH Quảng Nam lần đầu áp dụng.