VOV1 - NQ 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đặt mục tiêu đến 2030 cả nước sẽ có khoảng 2 triệu doanh nghiệp. Kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 55-58% GDP. Dù rất thách thức, nhưng nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai hiệu quả, thì mục tiêu này có thể đạt được.
VOV1 - NQ 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đặt mục tiêu đến 2030 cả nước sẽ có khoảng 2 triệu doanh nghiệp. Kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 55-58% GDP. Dù rất thách thức, nhưng nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai hiệu quả, thì mục tiêu này có thể đạt được.
Đến hết tháng 10 năm nay, cả nước có hơn 700.000 người hưởng BHXH một lần, tăng gấp 1,5 lần so với 6 tháng đầu năm và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là thực tế rất đáng lo ngại, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động mà còn làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội và mục tiêu thực hiện an sinh xã hội tăng bao phủ BHXH toàn dân.
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng BHXH. BHXH tự nguyện sẽ giúp người dân có thể tích lũy thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu khi về già, nhất là đối với những người không có việc làm ổn định, không có hợp đồng lao động, không được đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH định kỳ. Với những ưu việt đó, diện bao phủ BHXH không ngừng tăng cả về số người tham gia và số người thụ hưởng, nhất là về phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.
Học sinh, sinh viên là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng. Đây là quyền lợi của học sinh, sinh viên khi tham gia bảo hiểm y tế. Vậy trong năm học 2021- 2022, khi tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên sẽ được hưởng những lợi ích mới nào.
Với chức năng là “trụ đỡ” của hệ thống an sinh xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được thực hiện đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương tới các địa phương. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) vượt qua khó khăn, từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu “kép”: Vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch Covid-19.
Hiện các địa phương tăng cường phục hồi, đẩy mạnh sản xuất và công nhân sau giờ làm được về nhà sinh hoạt bình thường thì việc xuất hiện F0 trong quá trình sản xuất là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, do một số quy định chưa cụ thể rõ ràng khiến nhiều công nhân mắc Covid-19 tại các khu công nghiệp tỉnh Long An có thể không được chi trả lương, kể cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian điều trị COVID-19.
Tính đến nay, cả nước đã có hơn 88 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 90,3%. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, công tác phát triển đối tượng tham gia BHYT tại một số địa phương bị ảnh hưởng khiến tỷ lệ người tham gia giảm hơn so với năm 2020. Mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân gặp khó khăn hơn và cần có giải pháp đảm bảo người tham gia BHYT bền vững, giúp cân đối quỹ BHYT trong dài hạn.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, thời gian tới sẽ sửa đổi giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội mức tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm và tiến tới có thể là 10 năm và phát triển nguyên tắc bảo hiểm theo hướng bảo đảm nguyên tắc đóng - hưởng công bằng, bình đẳng, và làm sao để phát triển bền vững.
Theo Nghị quyết 116 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, sẽ có gần 13 triệu người lao động và 386.000 đơn vị sử dụng lao động được thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền là 38 nghìn tỷ đồng. Việc giải ngân gói hỗ trợ được đẩy nhanh trong 1,5 tháng, với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, bắt đầu từ 1/10/2021.
Quốc hội thảo luận trực tuyến về tình hình thực hiện chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), việc quản lý và sử dụng Quỹ BHXH, Quỹ BHYT năm 2020, và thực hiện Nghị quyết số 68 năm 2013 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong 02 năm 2019-2020. Các đại biểu quốc hội đã có nhiều kiến nghị, đề xuất, như: đảm bảo tính bền vững và phát triển của các quỹ bảo hiểm trong dài hạn.
Phú Yên là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19. Với hơn 3.000 ca mắc Covid-19 trong vòng 3 tháng, Phú Yên phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chị thị 16 của Chính phủ trong thời gian dài, khiến các doanh nghiệp, người lao động gặp nhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết 116 của Chính phủ ngày 24/9/2021 và Quyết định số 28 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tỉnh Phú Yên đã triển khai hỗ trợ cho người lao động, giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống: