VOV1 - NQ 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đặt mục tiêu đến 2030 cả nước sẽ có khoảng 2 triệu doanh nghiệp. Kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 55-58% GDP. Dù rất thách thức, nhưng nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai hiệu quả, thì mục tiêu này có thể đạt được.
VOV1 - NQ 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đặt mục tiêu đến 2030 cả nước sẽ có khoảng 2 triệu doanh nghiệp. Kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 55-58% GDP. Dù rất thách thức, nhưng nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai hiệu quả, thì mục tiêu này có thể đạt được.
Tính đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện việc rà soát đối chiếu với 8,1 triệu thông tin cá nhân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thời gian tới, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam sẽ tiếp tục kết nối, khai thác, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; trong đó không chỉ dừng ở việc xác thực, mà còn khai thác dữ liệu gốc, từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư “thông tin cơ bản cá nhân” để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo quy định
Đến tháng 6/2021, toàn tỉnh Đồng Tháp có hơn 1 triệu 400 nghìn người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, trong đó có hơn 18.600 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng hơn 10 nghìn người so với cùng kỳ năm 2020. Để có được kết quả này, tỉnh Đồng Tháp áp dụng hiệu quả mô hình “truyền thông nhóm nhỏ” trong công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.
Từ ngày 1/6, người dân trên toàn quốc đã sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID đi khám, chữa bệnh thay thế cho việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy như trước đây. Tại thành phố Đà Nẵng, đến nay hơn 207.000 người đã thực hiện ứng dụng này. Đây là một trong những khâu cải cách thủ tục hành chính của ngành Bảo hiểm xã hội đem lại nhiều thuận lợi cho người dân khi tiết kiệm thời gian đăng ký khám chữa, bệnh, không sợ quên mang thẻ bảo hiểm y tế, hay không còn nỗi lo thẻ bị hỏng, mất thẻ. Tuy nhiên, bện cạnh những thuận lợi đó thì vẫn còn nhiều vướng mắc trong quá trình triển khai ứng dụng này.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh khó khăn phải tạm dừng sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí phá sản, kéo theo đó là hàng loạt người lao động tại Đắk Lắk cũng mất việc làm và thu nhập. Để các đối tượng này giảm thiểu khó khăn, Đắk Lắk đã tạo điều kiện thuận lợi để các lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp một cách chính đáng.
Từ ngày 01/6/2021, người tham gia BHYT có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số trong khám chữa bệnh (KCB) BHYT. Chưa đến 1 tuần triển khai, các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước đã đồng loạt tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân dùng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID để đi khám chữa bệnh thay cho thẻ BHYT giấy. Việc triển khai này đang được người dân hào hứng đón nhận vì sự nhanh, gọn, thuận tiện, giảm bớt nhiều khâu thủ tục, giấy tờ so với trước đây.
Từ đầu năm nay, ngành BHXH Việt Nam đã áp dụng các giải pháp linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, tính đến hết tháng 4, số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 1,12 triệu người. Trong tháng 5 này, BHXH Việt Nam sẽ thực hiện Tháng vận động, triển khai BHXH toàn dân nhằm tăng số người tham gia BHXH tự nguyện.
Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) còn khá phổ biến. Tính đến nay, tổng số tiền nợ trong cả nước khoảng hơn 46 nghìn tỷ đồng. Việc xử lý đối với đơn vị, doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn, ngừng hoạt động... vẫn còn khó khăn, vướng mắc. Số người đề nghị hưởng BHXH một lần vẫn có chiều hướng gia tăng.
Việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ. Nhiều người dân đã thay đổi nhận thức và bắt đầu tìm hiểu, tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Qua rà soát trên Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã phát hiện các trường hợp tăng đột biến số lượt khám chữa bệnh (KCB), có dấu hiệu trục lợi quỹ BHYT. Có trường hợp từ ngày 1-1 đến 8-3-2021, một bệnh nhân ở TP Hồ Chí Minh, có số lần khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế lên đến 80 lần, với số tiền chi trả hơn 60 triệu đồng.
Thời gian qua, tình trạng trốn đóng, nợ đóng Bảo hiểm y tế vẫn còn diễn ra phổ biến ở các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ do nhiều nguyên nhân. Ngoài ra, tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ Bảo hiểm y tế từ phía cơ sở khám chữa bệnh và người bệnh vẫn chưa giải quyết triệt để, đặc biệt là trong bối cảnh các bệnh viện chịu áp lực lo “cơm áo gạo tiền” cho cán bộ, công nhân viên khi phải thực hiện cơ chế tự chủ; giá giường bệnh tăng cao dẫn đến tỷ lệ chỉ định bệnh nhân vào điều trị nội trú gia tăng, khó kiểm soát. Đây cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa 15