VOV1 - NQ 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đặt mục tiêu đến 2030 cả nước sẽ có khoảng 2 triệu doanh nghiệp. Kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 55-58% GDP. Dù rất thách thức, nhưng nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai hiệu quả, thì mục tiêu này có thể đạt được.
VOV1 - NQ 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đặt mục tiêu đến 2030 cả nước sẽ có khoảng 2 triệu doanh nghiệp. Kinh tế tư nhân sẽ đóng góp khoảng 55-58% GDP. Dù rất thách thức, nhưng nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai hiệu quả, thì mục tiêu này có thể đạt được.
Chiều nay 18/11, tại Tokyo, Hội thảo xúc tiến đầu tư Việt Nam tại Tokyo 2024 đã được tổ chức, thu hút sự quan tâm của hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản đang có dự định đầu tư vào Việt Nam.
Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh “thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn, chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, một số luật mới ban hành đã phải sửa đổi, các quy định chưa thực sự đồng bộ còn chồng chéo, nhiều quy định còn khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khơi thông nguồn lực ở trong dân. Những tồn tại, hạn chế kéo dài đã nhiều năm cần khẩn trương khắc phục, không để cản trở phát triển, gây lãng phí, lỡ thời cơ phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới….Thể chế không phù hợp có thể gây ra những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước” Cùng với lập luận sắc bén, toàn diện về những yêu cầu và thách thức trong bối cảnh mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiều lần yêu cầu đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, xem đây không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết, mà còn là yếu tố quyết định cho sự thành công của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Không có thể chế phù hợp, những khúc quanh đối với sự phát triển của đất nước sẽ là gì? Những yếu tố nào để đổi mới tư duy lập pháp đạt được yêu cầu vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển? Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình Việt Nam Kỷ nguyên vươn mình với chủ đề: "Nhận diện khúc quanh, khơi thông điểm nghẽn", với sự tham gia của vị khách mời là Luật sư Nguyễn Tiến Lập, thành viên điều hành cấp cao Văn phòng luật sư NHQuang và Cộng sự, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam
Hôm 11/11 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản vừa công bố chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn và Trí tuệ nhân tạo (AI) đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035. Đồng thời, Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản cũng đã bắt đầu triển khai kế hoạch này theo những lộ trình cụ thể. Theo đó, trong 10 năm tới, nước này sẽ đầu tư cho công nghiệp bán dẫn 50.000 tỷ Yên (tương đương khoảng 8.500.000 tỷ VND), gấp 12,5 lần so với hiện nay. Theo tính toán sơ bộ, đến năm 2030, khoản đầu tư này sẽ mang lại cho nền kinh tế Nhật Bản 160.000 tỷ Yên (tương đương khoảng 27 triệu tỷ VND), đồng thời, đem lại cơ hội lớn cho các nước đối tác, bao gồm cả Việt Nam, trong quá trình phát triển công nghiệp bán dẫn và các chuỗi giá trị liên quan. Tuấn Nhật và Ngọc Huân – p.v Đài TNVN thường trú tại Nhật Bản, phỏng vấn ông Hoshino Mitsuaki – Cục trưởng Cục kinh tế - thương mại - công nghiệp khu vực Kyushyu thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản về tiềm năng hợp tác Việt – Nhật trong lĩnh vực mang tầm chiến lược này.
Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII xác định xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ là 1 trong 3 đột phá chiến lược để phát triển bền vững. Mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn 2045 về phát triển kết cấu hạ tầng, là hình thành cơ bản bộ khung kết cấu hạ tầng quốc gia, phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Làm thế nào để tạo đột phá hạ tầng, hiện thực hóa những mục tiêu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ Trần Du Lịch- Đại biểu Quốc hội các khóa IX, XII, XIII
Ngày 31/10/2024, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Đài TNVN giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm
Nhằm tạo ra diễn đàn để các doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng mối liên kết chặt chẽ và bền vững nhằm thúc đẩy nông nghiệp Tây Nguyên phát triển theo hướng hiện đại, sáng nay (30/10), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu chính Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến điểm cầu thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Trong bối cảnh hiện nay, khi cả Việt Nam và Nhật Bản đều coi công nghiệp bán dẫn là ngành kinh tế mũi nhọn, đầy tiềm năng và không thể thiếu được trong tương lai, đồng thời, đều có những lợi thế riêng để có thể bổ trợ cho nhau, hai nước cần phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên để chung sức phát triển công nghiệp bán dẫn, và chắc chắn sẽ có những thành tựu lớn trong tương lai gần. Đây là nhận định không chỉ của các chuyên gia kinh tế và các học giả, mà còn là nhận thức chung của giới chính trị Nhật Bản. Tuấn Nhật và Ngọc Huân - phóng viên Đài TNVN thường trú tại Tokyo, phỏng vấn Tiến sỹ - Hạ nghị sỹ Soramoto Seiki – một trong những nhân vật giữ vai trò hoạch định chính sách của Nhật Bản, về vấn đề này.
Trong nhiều bài phát biểu gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh:"Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc." Đây không chỉ là một thông điệp, mà còn là quyết tâm cao của Đảng được khẳng định tại Hội nghị Trung ương 10. Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện đồng bộ, tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế pháp luật vừa để giải quyết những vấn đề cấp bách mới nảy sinh, những yêu cầu phát triển lâu dài về kinh tế, xã hội trong thực tiễn chính là một trong những điều kiện quan trọng để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Bài viết của nhóm phóng viên Đài TNVN đề cập một số kết quả cũng như yêu cầu đặt ra để tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể thế pháp luật trong thời gian tới:
Đông Nam bộ có sông Đồng Nai, Sông Bé chảy qua. Bên này sông là Đồng Nai có làng bưởi Tân Triều, còn bên kia sông là Bình Dương với làng bưởi Tân Mỹ đều nổi tiếng. Làng bưởi Tân Mỹ những năm gần đây còn được biết đến nhiều hơn khi có "thương hiệu" Nông dân trẻ tiêu biểu toàn quốc 2022- Lê Minh Sang, Giám đốc Hợp tác xã Cây ăn quả Tân Mỹ, tỉnh Bình Dương. Dù xác định đi lên từ nông nghiệp nhiều vất vả và là bài toán khó với nhà nông trẻ, song anh Lê Minh Sang luôn nỗ lực biến khát vọng giúp chính mình và nhà nông đi lên từ chính mảnh đất quê hương, thành hiện thực.
Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ và đứng trước những cơ hội mới. Điều này không chỉ được cảm nhận rõ ràng trong nhịp sống sôi động ở trong nước mà còn được bạn bè quốc tế nhìn thấy và động viên. Trong đó, Australia đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam và cam kết đồng hành với Việt Nam không chỉ trong quá khứ mà còn trong tương lai.