
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai- Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện Nghị quyết 43 và các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh- Phụ huynh, học sinh Hà Nội thấp thỏm mong công bố môn thi vào lớp 10. Còn các thầy cô thì tăng cường ôn tập cho các con tất cả các môn với phương châm thừa còn hơn thiếu- Cuộc đàm phán giữa phong trào Hồi giáo Hamas và các nhà trung gian hòa giải về lệnh ngừng bắn giữa Hamas và Israel đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ đột phá nào- Liên minh Châu Âu đặt ra lộ trình cấm hộp nhựa sử dụng một lần trong nhà hàng
Thời điểm này, nhiều địa phương đã công bố phương án tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập năm học 2024-2025, trong đó đa số địa phương tổ chức một kỳ thi với 3 môn để tuyển sinh. Tại Hà Nội, không chỉ học sinh mà cả phụ huynh cũng đang mong ngóng Sở Giáo dục và Đào tạo công bố phương án số môn thi tuyển sinh lớp 10 công lập. Số học sinh đông, trong khi chỉ tiêu vào lớp 10 công lập thấp nên kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nôi luôn rất căng thẳng và áp lực. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, việc công bố phương án thi sớm là điều cần thiết để giảm áp lực cho học sinh.
Sáng nay (3/3), tại Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục - Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) tổ chức Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2024. Ngày hội là hoạt động được tổ chức hàng năm, dành cho học sinh THPT cùng phụ huynh và các trường cao đẳng, đại học nhưng năm nay được đánh giá là có đông phụ huynh, học sinh tham gia nhất từ trước tới nay.
Thi 3 hay 4 môn để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh, học sinh. Năm học 2024-2025 là năm học cuối cùng của học sinh theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm học 2025- 2026, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sẽ theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Trong khi học sinh và các nhà trường tại Hà Nội đều đang nóng lòng ngóng chờ quyết định của thành phố về việc có hay không có môn thi thứ 4, thì nhiều địa phương đã chốt phương án thi lớp 10, chốt số môn thi, trong đó có những điều chỉnh mới để giảm áp lực cho kỳ thi đầu cấp. Trong bối cảnh, các năm qua, nhiều địa phương tổ chức thi tuyển vào lớp 10 quá căng thẳng, mệt mỏi, biến thành một cuộc “chạy đua” gắt gao, thì bài toán làm thế nào để có một phương thức tuyển sinh phù hợp, giảm áp lực cho học sinh, giảm tốn kém cho xã hội lại được đưa ra bàn thảo. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Khoa giáo Trung ương, Nguyên Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Giáo dục Vinschool, Nguyên Hiệu trưởng Hanoi Academy cùng bàn luận câu chuyện này.
Tại những địa bàn biên giới, hải đảo, con đường đến trường của các em học sinh dường như cũng dài hơn. Dài hơn bởi điều kiện kinh tế xã hội của địa phương và của cả chính gia đình các em còn khó khăn, thiếu thốn. Để con đường đến với tri thức của các học sinh nghèo bớt gập ghềnh, nhiều năm qua, các đơn vị Biên phòng trên cả nước đã nhận đỡ đầu, nuôi nuôi dưỡng và hỗ trợ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới. Thông qua chương trình “Con nuôi đồn biên phòng” và “Nâng bước em đến trường”, các em được chăm sóc đầy đủ hơn, được đến trường theo đuổi ước mơ.
Khoa Hồi sức tích cực chống độc (ICU), Bệnh viện Thống Nhất vừa tiếp nhận và điều trị cho 2 trường hợp sử dụng chất kích thích từ việc dùng “nước vui” dẫn đến biến chứng nặng.
Theo kế hoạch, thời điểm này, các quận, huyện, thành phố ở TP.HCM đã chuẩn bị kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025. Năm nay, với tuyển sinh lớp 6 dự kiến có thêm một số quận huyện tổ chức khảo sát thay vì xét tuyển.
Chủ tịch nước tham dự Chương trình Tôn vinh thầy thuốc Việt Nam và trao giải Sự hi sinh thầm lặng.- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Siemens.- Indonesia kêu gọi người dân không đổ xô đi mua gạo tích trữ.- Biển Đỏ tiếp tục “dậy sóng” với việc liên quân do Mỹ dẫn đầu và lực lượng Houthi vẫn không ngừng có những hành động đáp trả lẫn nhau.
Quá trình hội nhập và phát triển nước ta đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến và đem lại những giá trị to lớn trong kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Đặc biệt, trình độ lao động thấp sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để giải bài toán nhân lực có kĩ năng sử dụng công nghệ cao, hiện đại, một số trường đã đào tạo theo chương trình Quốc tế và nhận được sự đồng hành của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở các quốc gia trên thế giới. - Vậy đào tạo theo Chương trình Quốc tế sẽ đem lại những giá trị gì? Khách mời của chương trình: - Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. - Ông Isshii Chikahisa - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. - Ông KATO TAKEHITO- Giám đốc, Kiêm Giám đốc điều hành, Công ty Cổ phần AT Group (Nhật Bản).
Đối với nhiều gia đình, niềm vui lớn nhiều khi đơn giản chỉ là tiếng cười hồn nhiên của con trẻ. Bởi sau bao tháng ngày điều trị hiếm muộn, cuối cùng họ cũng có ngày vui được đón thiên thần nhỏ đến với gia đình… Tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn ở các cặp vợ chồng trẻ ở Việt Nam hiện nay chiếm khoảng 10%. Như vậy, cứ khoảng 10 đôi kết hôn thì có 1 cặp uyên ương đứng trước nguy cơ bị tước đi cơ hội làm cha, mẹ. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hôn nhân và hạnh phúc của những cặp vợ chồng trẻ. Đối với những trường hợp như thế, bác sĩ chuyên ngành hiếm muộn trở thành những “bà Tiên, ông Bụt” mang phép màu đến cho họ. Là bác sĩ ở bệnh viện đầu ngành điều trị vô sinh, hiếm muộn, hơn 20 năm qua, bác sĩ Nguyễn Xuân Hợi - Bệnh viện Phụ sản trung ương đã ươm mầm hạnh phúc thành công cho hàng chục nghìn gia đình như vậy.
Đang phát
Live