
Không chỉ riêng Hà Nội, Nam Định, việc nghiên cứu và thử nghiệm ra đề thi theo định dạng đề thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được nhiều địa phương triển khai khi đây là năm đầu tiên học sinh dự thi Tốt nghiệp THPT theo định dạng đề thi mới, với nội dung mới – chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cần những điều chỉnh gì sau khi học sinh lớp 11 Hà Nội 'thi thử' tốt nghiệp THPT 2025 theo cách ra đề mới? Chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng cùng bàn luận câu chuyện này.
Năm 2024, ngành giáo dục nghề nghiệp đặt mục tiêu đào tạo hơn 2,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ nghề. Ngay từ đầu năm nay, nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh những ngành nghề “hot”, mở thêm các mã ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi minh họa và cấu trúc định dạng đề thi của Kỳ thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025, một số địa phương đã có sự điều chỉnh trong dạy và học cũng như kiểm tra đánh giá phù hợp với yêu cầu mới. Mới đây, Hà Nội lần đầu tiên tổ chức kỳ thi khảo sát cho khoảng 100.000 học sinh lớp 11 nhằm giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trước đó, kỳ thi khảo sát chỉ được Hà Nội thực hiện với học sinh lớp 12. Trong khi đó, tỉnh Nam Định cũng đã xây dựng đề thi theo định dạng đề thi mới của Bộ GD&ĐT và thử nghiệm trên 1.000 học sinh lớp 10 và 11. Không chỉ riêng Hà Nội, Nam Định, việc nghiên cứu và thử nghiệm ra đề thi theo định dạng đề thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được nhiều địa phương triển khai khi đây là năm đầu tiên học sinh dự thi Tốt nghiệp THPT theo định dạng đề thi mới, với nội dung mới – chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng cùng bàn luận câu chuyện này.
Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon chủ trì lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức New Zealand- Hà Nội lần đầu tiên tổ chức cho 100 nghìn học sinh lớp 11 làm bài khảo sát theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018- Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, 2 ngày tới, cao điểm đợt mặn xâm nhập xuất hiện tại vùng ĐBSCL. Ước tính hơn 29 nghìn héc ta lúa khu vực này có nguy cơ bị ảnh hưởng- Hơn 3 triệu cử tri Nga đăng ký bỏ phiếu trực tuyến trong cuộc bầu cử tổng thống Nga
Thanh âm và vẻ đẹp của khoảng 2600 loài hoang dã góp phần đưa Cúc Phương đạt được danh hiệu Vườn quốc gia hàng đầu Châu Á 5 năm liên tiếp. Dưới ngôi nhà lớn nơi đại ngàn này có những cá thể tuyệt đẹp và độc đáo. "Hiện nay đây là nơi duy nhất nuôi dưỡng một số loài linh trưởng đặc hữu, cực kỳ nguy cấp của Việt Nam mà không nơi nào có ví dụ như voọc Cát Bà, voọc mông trắng" Tình yêu thiên nhiên cùng sự tận tâm của các chuyên gia, cán bộ, nhân viên tại Trung tâm cứu hộ bảo tồn và phát triển sinh vật đã đóng góp không nhỏ vào thành quả đó. "Nhiều đoàn khách khi đến đây họ có trải nghiệm ý nghĩa, được gặp các bạn ấy và được hiểu những câu chuyện ý nghĩa từ chương trình cứu hộ mà chúng em đưa về đây" Phóng sự sau không tham vọng kể hết những cống hiến của họ nhưng cũng phần nào hé lộ những lát cắt thú vị. Một chuyên gia chăm sóc động vật hoang dã người Đức sống ở Cúc Phương hơn 20 năm, nói sõi tiếng Việt, làm những việc phi thường sẽ dẫn chúng ta bắt đầu hành trình... "Về nhà"
Từ rạp chiếu phim đến gia đình: Làm gì để kiểm soát con cái xem phim 18+ một cách hiệu quả?- Ca sĩ kiêm nhạc sĩ Raye đã làm nên lịch sử tại “Giải thưởng âm nhạc thường niên của Công nghiệp ghi âm Anh” khi giành được 6 trong số 7 giải thưởng được đề cử.- Cuốn sách tranh mang tên “Học Sinh Chúng Mình 2000 Hồi Ấy”.
Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030. Dù đây là ngành công nghiệp nhiều tiềm năng, thế nhưng nguồn nhân lực chỉ đáp ứng 20% yêu cầu của thị trường. Trong năm 2024, nhiều trường đại học thông báo mở chuyên ngành liên quan đến thiết kế vi mạch, bán dẫn và những ngành gần thuộc lĩnh vực điện- điện tử nhằm đón đầu nhu cầu nhân lực.
Trong không khí sôi nổi của tháng Thanh niên, sáng nay 9/3, Báo Tuổi trẻ Thủ đô (Thành đoàn Hà Nội) phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại tư vấn hướng nghiệp cho học sinh PTTH và phụ huynh. Chương trình là hoạt động thiết thực khi kỳ thi PTTH quốc gia đang đến gần.
Học tập trong môi trường Quân đội được rèn luyện thể lực và trau dồi về trí tuệ được cống hiến, phục vụ Quân đội là mong ước của nhiều bạn trẻ và bậc phụ huynh có con trong độ tuổi học tập. Học trong các trường trong Quân đội sẽ được đào tạo như thế nào? Muốn tham gia học trong trường Quân đội các bạn trẻ cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện gì? Điều đặc biệt là học trường Quân đội người học sẽ không phải đóng học phí và được lo về nơi ăn, chốn ở. Vậy trong năm học 2024, các trường Quân đội tuyển sinh có gì mới? Những ai sẽ phù hợp học ở trường Quân đội đào tạo? Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu tại Trường Sĩ quan Lục quân 1, tại Sơn Tây, Hà Nội. - Khách mời: Thiếu tướng Phạm Quốc Tuấn - Phó Hiệu Trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 - Bộ Quốc phòng.
Kỳ thi tiếng Hàn theo Chương trình tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (Chương trình EPS) đợt 1/2024 đang diễn ra tại Hà Nội và Đà Nẵng, thu hút hơn 8.600 thí sinh của 53 tỉnh, thành phố tham dự. Người lao động muốn đi làm việc ở Hàn Quốc theo Chương trình EPS cần tìm hiểu kỹ thông tin để tránh bị lừa.
Đang phát
Live