Kinh tế - xã hội của nước ta đã trải qua 3 tháng đầu năm 2023 đầy biến động và thách thức. Điều này thể hiện rõ nét qua những con số như tăng trưởng GDP chỉ đạt 3,32% - thấp nhất trong giai đoạn hơn 10 năm qua hay số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường nhiều hơn số thành lập mới... Tuy nhiên, nhiều dự báo lạc quan về sự phục hồi, cải thiện của nền kinh tế nước ta trong thời điểm Quý II hoặc Quý III năm nay. Trong đó, chính sách tài chính- tiền tệ chủ động, linh hoạt đã và sẽ góp phần không nhỏ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Luật giao dịch điện tử sửa đổi: Làm sao đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và thúc đẩy giao dịch điện tử, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số- Nhức nhối nạn tảo hôn vùng biên: Hủ tục hay nhờn luật pháp- Chuyến thăm Trung Quốc của các nhà lãnh đạo Châu Âu, trong đó trọng tâm bàn về đề cuộc xung đột Nga-Ukraine- Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, tăng trưởng Việt Nam có thể đạt mức 6.5% trong năm nay- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chính thức vận hành Cổng thông tin doanh nghiệp- Phiên chứng khoán chiều qua, cổ phiếu bất động sản hạ độ cao, VN-Index giảm nhẹ
Mặc dù tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) quý đầu năm chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm ngoái - là mức tăng trưởng vào bậc thấp nhất trong vòng 12 năm qua. Song, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng Ba, ngày 3/4, thảo luận về Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2023; Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; trên cơ sở ý kiến của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng chỉ rõ: chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng năm 2023 và chỉ tiêu kiểm soát lạm phát. Điều này cũng đồng nghĩa Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% năm 2023 và kiểm soát lạm phát ở mức 4,5%. Đâu là giải pháp để đạt được mục tiêu trong bối cảnh rất nhiều khó khăn phía trước? Câu chuyện thời sự bàn về nội dung này, với vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Vietnam.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, sáng nay (5/4), tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức “Diễn đàn giao lưu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản năm 2023.
Là Trung tâm kinh tế lớn nhất đất nước, trong quý 1 vừa qua, tăng trưởng kinh tế của thành phố HCM chỉ đạt 0,7%, thấp nhất trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương và xếp hạng 56/63 địa phương. Nguyên nhân nào dẫn đến việc đầu tàu kinh tế của cả nước lại bị nằm ở nhóm cầm đèn đỏ. Những giải pháp tăng tốc trong 3 quý còn lại của năm nay của thành phố HCM là gì?
Trong báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á” công bố hôm nay, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng nhanh hơn trong năm nay. Việc các hạn chế do đại dịch COVID-19 tiếp tục được nới lỏng, đặc biệt tại Trung Quốc, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng, du lịch và đầu tư.
Tăng cường chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu tăng trưởng kỳ vọng 2023.-Chuyển đổi số trong kết nối chuỗi cung ứng nông sản – những câu chuyện thực tiễn.- Kinh tế quốc tế: Đà phục hồi của kinh tế châu Á đang chậm lại – Đâu là điểm sáng?
Sáng 2/4 tại thủ đô Viêng Chăn đã khai mạc Hội nghị Quốc tế Ủy hội sông Mekong lần thứ 4 với chủ đề “Đổi mới và hợp tác nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triền bền vững của lưu vực sông Mê Công”. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Lào, bà Bun-khăm Vo-rạ-chít (Bounkham Vorachith); Đại diện Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC); Đại diện Ủy ban sông Mekong của 4 quốc gia MRC gồm Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, cùng hơn 600 các chuyên gia khu vực và toàn cầu đến từ các lĩnh vực nước và các nguồn tài nguyên liên quan, năng lượng, lương thực, giao thông, sông xuyên biên giới, quản lý lưu vực sông, quản trị…Tin của PV Đài TNVN thường trú tại Lào.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa- Tại sự kiện này, Khánh Hòa lựa chọn, trao quyết định chấp thuận, điều chỉnh chủ trương đầu tư và biên bản ghi nhớ với tổng vốn đầu từ hơn 100 nghìn tỷ- Hơn 200 chuyên gia, doanh nhân tham dự Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2- Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại TPHCM đang thu hút nhiều du khách quốc tế-Thổ Nhĩ Kỳ chính thức chấp thuận Phần Lan gia nhập tổ chức NATO- Hàng nghìn người ở Bồ Đào Nha tuần hành để phản đối tình trạng giá nhà tăng vọt khiến cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn hơn
“Kinh tế tư nhân có đóng góp lớn cho kinh tế nước nhà, là động lực của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân thực sự là động lực quan trọng của nền kinh tế như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, lần thứ XIII, còn nhiều vấn đề cần định hướng, cần được quan tâm, hỗ trợ, thúc đẩy”. Đây là nhận định, phân tích của các chuyên gia, doanh nhân, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ II, diễn ra sáng nay, tại Hà Nội. Diễn đàn có sự góp mặt của hơn 200 đại biểu chuyên gia, doanh nhân trên mọi miền đất nước.
Đang phát
Live