Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể của chương trình: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh thế giới giới có nhiều biến động, bất định, khó lường, nền kinh tế nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bản thân khối kinh tế này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do khách quan và chủ quan, việc hiện thực hóa những mục tiêu này đòi hỏi quyết tâm rất lớn. Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và ông Trần Toàn Thắng – Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng bàn luận nội dung này.
Sáng nay 17/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Đối tác kinh tế Việt Nam- Australia lần thứ ba. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Du lịch Australia Don Farrell đồng chủ trì hội nghị.
- Phòng ngừa chuyển nặng khi số ca covid-19 tăng nhanh tại các cơ sở y tế.- Diễn biến dịch covid-19 trên thế giới.
Thường trực Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.- Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải nhận diện rõ các khó khăn, hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển của Thành phố HCM, nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ năm nay và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025.- Giá trị tăng thêm của toàn ngành công nghiệp trong quý 1 giảm sâu nhất so với cùng kỳ các năm trong suốt 12 năm trở lại đây. Công nghiệp chế biến, chế tạo đã không còn đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế. Phóng viên Đài TNVN đề cập vấn đề: “Công nghiệp giảm sâu- Cần cơ cấu lại để phát triển bền vững”.- Quá tải nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Hà Nội- Giải pháp nào để khắc phục.- Tại Hội nghị mùa Xuân, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế kêu gọi hàn gắn nền kinh tế toàn cầu, trước thực trạng nhiều nền kinh tế lớn gia tăng các biện pháp trừng phạt, trả đũa lẫn nhau, dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng.- 56 dân thường Xu-đăng thiệt mạng và 200 người khác bị thương trong ngày hôm qua. Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hối thúc các bên ngay lập tức chấm dứt hành động bạo lực đang leo thang tại quốc gia này.
Đồng hành cùng đất nước, kinh tế tư nhân (gồm cả doanh nghiệp và hộ kinh doanh) đã phát triển không giới hạn quy mô, địa bàn, ngành nghề. Từ chỗ được xác định “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế”, trở thành “thành phần có vai trò quan trọng và là động lực của nền kinh tế”, tiến tới “trở thành động lực quan trọng của kinh tế quốc dân”, kinh tế tư nhân hiện có quy mô 1/3 nền kinh tế, với nhiều thương hiệu mạnh ở nhiều lĩnh vực trọng yếu - khả năng cạnh tranh quốc tế lớn, văn hoá doanh nghiệp nổi bật, trách nhiệm xã hội cao. Tuy nhiên, trong nỗ lực trở thành “động lực quan trọng”, cộng đồng doanh nghiệp khu vực kinh tế này cũng bộc lộ nhiều bất cập, cần được hỗ trợ - thúc đẩy đổi mới sáng tạo mạnh mẽ hơn, để có thể phát huy hết khả năng, phát triển xứng tầm. Hãy cùng nhận diện vấn đề qua sự phân tích, bình luận của Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Thành viên Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); và Tiến sĩ Trần Toàn Thắng – Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cuộc thi Meeting with PM 2023 với chủ đề “Resilient Economy” - Tính chống chịu và khả năng phục hồi của nền kinh tế- do khoa Kinh tế Chính trị trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chính thức được phát động. Meeting with PM là cuộc thi về kinh tế, tạo sân chơi tri thức cho các sinh viên tìm hiểu, giải quyết những vấn đề thực tế của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Hôm nay, Hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ bế mạc sau gần 1 tuần nhóm họp. Những dự báo mà hai định chế tài chính hàng đầu thế giới này đưa ra cho thấy, gam màu xám vẫn là chủ đạo trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Lạm phát kéo dài, khủng hoảng hệ thống ngân hàng, lãi suất tăng và bất ổn địa chính trị khiến kinh tế thế giới lâm vào tình trạng “cái khó bó cái khôn”.
- Cải thiện chính sách thị thực: Đòn bẩy thu hút khách quốc tế - Cần làm gì để du lịch Việt tăng tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực - Giữ gìn nghề thêu, nhuộm chàm truyền thống của đồng bào dân tộc
Ngày 14/4/2023, tổ chức C ASEAN Vietnam tổ chức buổi chia sẻ về Lễ hội Té nước tại các nước ASEAN, với sự tham dự của đại diện Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, đại diện Bộ Văn hóa-Thể thao- Du lịch và Bộ Ngoại giao. Chương trình mong muốn tạo ra một nền tảng để quảng bá về nét văn hóa đẹp đẽ này của các nước ASEAN cũng như mang lại các câu chuyện về sự gắn kết chặt chẽ trong khu vực.
Sáng nay (13/4), Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hanoi 2023 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức khai mạc tại Cung Văn Hóa lao động hữu nghị Việt Xô – Hà Nội, với sự tham gia của của trên 600 đơn vị doanh nghiệp đến từ 51 tỉnh, thành phố trong cả nước và 15 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đang phát
Live