“Để xây dựng nền hoà bình bền vững tại Trung Đông thì cần phải đảm bảo an ninh cho Israel và hình thành một nhà nước độc lập cho người Palestine”, đây là tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong bài phát biểu đầu tiên liên quan đến xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas kể từ khi bùng phát ngày 07/10.
Cuộc xung đột đẫm máu giữa Israel và Hamas vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, không chỉ làm trầm trọng hơn tình hình an ninh Trung Đông mà còn là vấn đề địa –chính trị gây tác động đến lợi ích và chính sách của nhiều bên, trong đó có Mỹ.
Di chuyển quân đến dải Gaza, tăng cường phong toả vùng lãnh thổ Palestine và củng cố nội các đoàn kết dân tộc, …Israel đang tăng cường các phản ứng với phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas. Bốn ngày sau cuộc tấn công được mô tả là “lớn nhất và kịch tính nhất” của Hamas nhằm vào lãnh thổ Israel, xung đột vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt và thậm chí có nguy cơ lan rộng. Trong bối cảnh đã có hàng nghìn người thương vong từ cả hai bên, cộng đồng quốc tế đang gia tăng các nỗ lực hoà giải.
Hôm qua, Tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi chấm dứt ngay lập tức xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas nhằm tránh gia tăng thương vong và thiệt hại tài sản. Indonesia cũng lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi khu vực xung đột.
Hơn 700 người thiệt mạng tại Israel, hơn 400 người thiệt mạng tại dải Gaza, hàng nghìn người bị thương, hàng chục nghìn người phải di tản – Đó mới chỉ là hậu quả ban đầu của cuộc chiến giữa các nhóm vũ trang dải Gaza và Israel cuối tuần qua. Cuộc chiến vẫn tiếp tục leo thang và chưa có dấu hiệu dừng lại, bất chấp lời kêu gọi 2 bên kiềm chế đến từ khắp nơi trên thế giới.
Đêm qua (7/10), Lữ đoàn cảm tử al-Qassam của Phong trào Hồi giáo Hamas tuyên bố đã bắn hơn 150 quả tên lửa tấn công vào thành phố Tel Aviv nằm sâu trong lãnh thổ Ixraen. Vụ tấn công khiến còi báo động vang lên tại Ten Aviv và nhiều khu vực lân cận ở phía Nam Israel.
Trong tuần, việc Hạ viện Mỹ bác bỏ gói viện trợ quân sự cho Ukraine và chiến thắng của tân Thủ tướng Slovakia ông Robert Fico, một người có quan điểm “không viện trợ vũ khí” cho Ukraine, báo hiệu những tín hiệu không mấy tích cực đối với chính phủ của Tổng thống Zelenxky. Trong bối cảnh Mỹ và nhiều nước phương Tây đang chuẩn bị bước vào những kỳ bầu cử quan trọng, giới phân tích nhận định rằng “yếu tố Ukraine” đã không còn sức nóng như trước đây. Nói cách khác, Ukraine đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi viện trợ quân sự của các bên cho Ukraine ngày càng sụt giảm.
Lần đầu tiên sau gần 3 thập kỷ, Liên hợp quốc quyết định triển khai phái bộ tới Nagorno-Karabakh nhằm giám sát tình hình nhân quyền và an ninh tại khu vực ly khai này. Bất chấp cam kết của chính quyền Azerbaijan, hơn một nửa dân số Nagorno-Karabakh, phần lớn là người sắc tộc Armenia đã tớiArmenia và hàng nghìn người khác vẫn đang cố gắng di tản. Nhiều nước đã cảnh báo về nguy cơ một cuộc khủng hoảng nhân đạo và yêu cầu các quan sát viên quốc tế tiếp cận khu vực để theo dõi tình hình của người dân địa phương.
Đã 10 ngày kể từ khi quân đội Azerbaijan bất ngờ mở chiến dịch chống khủng bố nhằm vào lực lượng ly khai thân Armenia tại Nagorno-Karabakh và đã giành được thắng lợi một cách nhanh chóng. Với vai trò trung gian của Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Nga, đại diện Azerbaijan và lực lượng thân Armenia tại vùng lãnh thổ này đã đạt thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch. Đáng chú ý, lực lượng ly khai vùng Nagorno-Karabakh sau khi quyết định ngừng bắn đã giải tán lực lượng và chấp nhận đàm phán sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Azerbaijan sau hơn 3 thập kỷ kiểm soát. Những diễn biến mới này đang báo hiệu những thay đổi địa chính trị nào tại khu vực này?
4 tháng sau khi xảy ra xung đột, Sudan đang phải đối mặt với tình trạng khẩn cấp nhân đạo ở quy mô lớn và có thể hủy diệt đất nước châu Phi này bất cứ lúc nào. Trong cuộc xung đột tàn khốc đó, trẻ em chính là đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Đang phát
Live