- Bà Rịa – Vũng Tàu: Xóa sổ “chợ ma túy” ở xóm Lăng.- Bắc Giang tiếp tục tăng cường xử lý xe quá khổ, quá tải.
Đây là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực thi triệt để, thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khách mời là Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.
Ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khi đời sống của bà con còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói nghèo cao thì việc tích lũy được vài trăm ngàn đồng trong nhà phòng khi ốm đau, con cái học hành, hay xử lý những công việc gấp là điều không phải dễ. Thế nhưng, hơn 3 năm nay, với sự hỗ trợ của tổ chức Care quốc tế tại Việt Nam, mô hình tài chính vi mô, hay còn gọi là tổ tiết kiệm tự quản được thực hiện tại tỉnh Điện Biên với đối tượng ưu tiên là những phụ nữ nghèo, phụ nữ dân tộc thiểu số đã thật sự làm thay đổi cuộc sống của chị em nơi đây, nhiều chị em đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên Đài TNVN với chị Lò Thị Chanh, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, về hiệu quả của mô hình này được thực hiện tại địa phương.
- Hạn chế thuốc bảo vệ thực vật để có sản phẩm an toàn.- Thường Xuân - Thanh Hóa: Xóa đói giảm nghèo từ giao đất, giao rừng.- Giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng nông thôn mới.- Khai thác những đặc sản từ ruộng rươi.
- Có nên “bán trường Ams” nói riêng và “xóa sổ” hệ thống trường chuyên nói chung?- Những bản tình ca ngọt ngào của Ed Sheeran - Ca sỹ được mệnh danh là "Hoàng tử tình ca" của nước Anh.- Những nét độc đáo trong lễ cúng sức khỏe của người Êđê.- Kinh nghiệm hay cho các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe, tạo tính tự lập và kỹ năng sống cho con.
Thời gian qua, nhiều phụ huynh chuyền tay nhau những bức ảnh chụp danh sách thí sinh được lọt vào vòng xét tuyển lớp 6 của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam (trường Ams) với kết quả học tập tất cả các môn đều đạt điểm 10 từ lớp 1 đến lớp 5. Đáng chú ý, quan điểm nên “bán trường Ams” nói riêng và “xóa sổ” hệ thống trường chuyên nói chung từ một số chuyên gia đã gây nhiều tranh luận trên các diễn đàn. TS Nguyễn Đức Thành - một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam, cũng là một học sinh trường Ams khoá 1992-1995 nêu ra quan điểm cần phải xóa bỏ ngôi trường này và cả các trường chuyên… khiến cho không ít người phải ngỡ ngàng Đề xuất đã tạo ra một cuộc tranh luận nảy lửa và nhiều ý kiến trái chiều. Cuộc tranh luận tiếp tục với câu chuyện nên hay không nên duy trì hệ thống trường chuyên? Nếu duy trì, hệ thống trường này phải thay đổi ra sao? Vậy đây là ý tưởng đột phá, thúc đẩy giáo dục phát triển, hay là đề xuất mang tính cực đoan, thiếu căn cứ pháp lý Khách mời là Nhà giáo ưu tú, TS Nguyễn Thanh Sơn – Người từng nhiều năm làm ở vị trí quản lý trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình, cùng bàn luận về vấn đề này.
Chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La được triển khai vừa nhằm giúp nhân dân xoá đói giảm nghèo; giải quyết tốt việc làm, thu nhập, an sinh xã hội cho hộ gia đình, cá nhân góp đất trồng cao su, vừa nâng cao độ che phủ của rừng….Từ mục tiêu kép, năm 2007, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La đã ban hành Kết luận về chủ trương phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Hình thức liên kết là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thành lập Công ty cao su Sơn La đầu tư trồng cao su trên diện tích đất của bà con và các tổ chức góp đất. Mỗi hộ gia đình khi góp 1 ha đất sẽ được nhận 1 người làm công nhân cao su. Khi cao su cho thu hoạch, Công ty cao su sẽ chi trả, quyết toán 10% giá trị sản phẩm mủ tươi đối với tổ chức, cá nhân góp đất, từ đó, mỗi người công nhân trồng cao su sẽ có thu nhập gấp từ 1,5 đến 1,7 lần mức bình quân thời điểm mới trồng. Mục tiêu là vậy, song thực tế sau 12 năm triển khai, kết quả mang đến lại rất khác so với Nghị quyết. Một số hộ dân ở vùng khó khăn đã phải chặt bỏ hàng chục héc ta cao su. Vẫn biết làm thế là vi phạm pháp luật, nhưng do không có thu nhập từ cao su, lại không còn đất để sản xuất, nên đành làm vậy… Ấy thế nhưng, trong báo cáo chính trị của các đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở nơi có trồng cao su ở Sơn La, nhiệm kỳ 2020 -2025 lại không đề cập chương trình này. Vì thế, không ít người dân băn khoăn: Chương trình phát triển cây cao su ở Sơn La là chương trình lớn, đang gặp khó ở nhiều địa phương, vì sao lại không được đưa ra bàn thảo? Bài viết “Cao su Sơn La – khi thực tế khác xa Nghị quyết!” của nhóm PV Xuân Thọ và Thu Thùy, CQTT Đài TNVN khu vực Tây Bắc. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
- Thu phí rác thải theo khối lượng: Liệu có khả thi?- Tìm hiểu mô hình xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Yên Bái.
- Các địa phương nhân rộng những mô hình hay hỗ trợ nhau cùng xóa đói giảm nghèo.- Hải Dương hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết với nông dân tiêu thụ nông sản.
- Công tác thanh tra của kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo minh bạch.- Chung tay xóa đói giảm nghèo.
Đang phát
Live