Chiều nay (28/9) tại TP.HCM diễn ra Tuần lễ Công trình Xanh Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Phát triển công trình xanh thúc đẩy chuyển đổi xanh ngành Xây dựng: Cơ hội và thách thức” do Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP).
- Cần thêm cơ chế chính sách để hợp tác xã phát triển hơn.- Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, thách thức nỗ lực “xanh”.- Các dự án giao thông trọng điểm giúp "làm ấm" thị trường bất động sản phía Nam
Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đang được xác định là một trong những trọng tâm trong chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia trong khu vực sớm tiếp cận với mô hình tăng trưởng xanh. Với việc xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, Việt Nam đang khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp.
Nền kinh tế sắp bước vào quý cuối năm với nhiều khó khăn và thách thức đặt ra. Dù tăng trưởng kinh tế GDP vẫn khả quan so với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng khó khăn của cả thị trường thế giới và trong nước đang thử thách doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Giải pháp nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm, đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng Ban, Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI, cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp.- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công tư nghiên cứu và tư vấn kinh tế Economica Việt Nam.
Thực tiễn sau 3 năm triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) cho thấy kỳ vọng về sự tăng trưởng thương mại Việt Nam - EU đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, từ năm thứ 3 trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế và kết quả này đã phần nào bị ảnh hưởng bởi Liên minh Châu Âu đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao, gia tăng các yêu cầu về chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững… Điều này cũng đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải đổi sang phát triển sản xuất xanh, ứng dụng công nghệ tiêu chuẩn cao để thích ứng với “luật chơi” mới.
Trong bối cảnh doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu vẫn đối mặt với nhiều thách thức, những tiêu chuẩn ngày càng cao của người tiêu dùng và thị trường, sản xuất xanh được xem là một trong những giải pháp dài hạn để thu hút đơn hàng. Như với các doanh nghiệp trong ngành dệt may, đẩy nhanh tốc độ "xanh hóa" đang trở thành mục tiêu của ngành để tìm kiếm đơn hàng.
Việt Nam có nhiều tiềm năng và đang trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng. Đây là nhận định chung được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo “Chuyển dịch năng lượng công bằng = Cơ hội cho thị trường lao động Việt Nam? Góc nhìn của Đức và Việt Nam về nhu cầu lao động và kỹ năng”. Hội thảo diễn ra ngày 20/09 tại Hà Nội, do Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Sau 3 năm triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) cho thấy kỳ vọng về sự tăng trưởng thương mại Việt Nam - EU đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên, từ năm thứ 3 trong lộ trình thực thi EVFTA, những lợi thế sẽ bị ảnh hưởng bởi EU đang áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn cao, gia tăng các yêu cầu về chất lượng đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững… Đây là những thông tin đáng chú ý tại tọa đàm “Chuyển đổi xanh - yêu cầu cấp thiết của doanh nghiệp xuất khẩu sang EU” do Tạp chí Công thương tổ chức.
Nỗ lực “xanh”: cần thúc đẩy mạnh mẽ, không chỉ từ “đầu tàu kinh tế”.- Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Vận hành sao cho ổn?.- Hiệu quả khi khu công nghiệp tham gia điều chỉnh phụ tải điện
Phát triển theo mô hình khu công nghiệp sinh thái, xanh bền vững là xu hướng được quan tâm nhiều hiện nay để thu hút nguồn đầu tư chất lượng và cải thiện hiệu quả kinh tế. Việt Nam từ rất sớm đã nhận diện cơ hội và đưa ra chiến lược phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải cacbon…Trong đó, nhiều khu công nghiệp (KCN) ở TP.HCM đã từng bước chuyển đổi sản xuất, kinh doanh sang kinh tế tuần hoàn, xanh hóa để phát triển bền vững. Nguyễn Quang – Phóng viên thường trú TP.HCM có bài đề cập vấn đề này:
Đang phát
Live