Các kỹ năng xanh có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn chuyển đổi xanh toàn cầu và cần được liên tục trau dồi trong thời gian tới. Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn “Hướng tới một tương lai bền vững: Kỹ năng xanh cho thanh niên” diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Sự kiện do văn phòng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Thanh thiếu niên 12/08/2023.
Xu hướng sống xanh đang gắn liền với các đô thị xanh trên khắp thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Với đặc điểm nổi bật là có nhiều không gian xanh, chất lượng môi trường xanh, hài hòa các hệ sinh thái nhân tạo và tự nhiên, đô thị xanh sẽ tạo ra môi trường sống tốt, bảo đảm sức khỏe và tiện nghi cho người dân.
- Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Độ, GĐ Sở KH&ĐT Vĩnh Phúc - Xu hướng sống xanh được lựa chọn dẫn dắt phát triển đô thị
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có bài phát biểu chính sách quan trọng của Việt Nam trước các học giả, nhà nghiên cứu và hơn 40 đại sứ Iran từng hoạt động tại các nước trên thế giới.- UBND thành phố Hà Nội chốt danh mục 9 cơ sở nhà, đất do các doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng không phù hợp quy hoạch phải di dời khỏi nội đô trong 5 năm tới để dành đất cho phát triển không gian xanh, công cộng, trường học và khu phức hợp.- Tình hình Ni-giê căng thẳng trước thềm cuộc họp thượng đỉnh của Khối Cộng đồng Kinh tế Tây Phi diễn ra vào chiều nay theo giờ Việt Nam.- Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh cấm đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại Trung Quốc.
Xếp thứ 27 trong 156 quốc gia có biển trên thế giới, Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch biển đảo. Đặc điểm địa chất, địa mạo độc đáo đã kiến tạo nhiều bãi tắm, vịnh quyến rũ nhất hành tinh. Bản sắc văn hóa đặc sắc từ ngàn đời được gìn giữ, thổi hồn vào cảnh quan biển cả tươi đẹp, càng làm tăng thêm giá trị du lịch cho biển đảo Việt Nam. Bên cạnh đó, Chiến lược phát triền bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định phát triển du lịch biển, đảo là một trong những lĩnh vực góp phần hình thành các khu kinh tế biển trọng điểm trên cả nước.
Việt Nam là quốc gia biển với tiềm năng, giá trị từ biển đem lại vô cùng to lớn. Biển đã mang lại nguồn sống, sinh kế cho hàng triệu ngư dân đánh bắt trực tiếp và lao động nghề biển gián tiếp. Tuy nhiên, từ trước đến nay, ngư dân nước ta khai thác giá trị từ biển chủ yếu từ đánh bắt mà ít chú trọng đến nuôi trồng và bảo tồn nên nguồn lợi thuỷ sản đang dần cạn kiệt. Biển đảo cũng đang đứng trước những nguy cơ do tác động của biển đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường…Vì thế phát triển kinh tế biển xanh đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết số 36 Hội nghị Trung ương 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”: “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế biển” và nhấn mạnh phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển. Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu về câu chuyện phát triển kinh tế biển xanh từ Nghị quyết 36 của Đảng qua phỏng vấn của PV Đài Tiếng nói Việt Nam với ông Lê Minh Hoan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Việt Nam là quốc gia biển, với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Kinh tế biển chính là động lực, là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế. Biển cho những mẻ cá đầy khoang, những bãi tắm cát trắng trải dài với làn nước biển trong xanh, những nguồn năng lượng dồi dào, và là con đường hàng hải kết nối Việt Nam với thế giới… Giữ biển xanh để phát triển kinh tế biển bền vững là điều cấp thiết. Bởi đời sống kinh tế, văn hóa của người dân gắn liền với biển. Biển được coi là không gian sinh tồn, phát triển và an ninh của dân tộc.
Đồng bằng sông Cửu Long - vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước. Với 28 địa phương giáp biển thì ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đường bờ biển kéo dài từ Đông sang Tây có chiều dài trên 735 km, hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gấp 2 lần đất liền. Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia. Hiện nay, hàng triệu ngư dân ĐBSCL đang sống nhờ vào nuôi trồng và khai thác biển, nhưng biển và ngư dân cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, biến động của bất ổn kinh tế toàn cầu...đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của chính họ. Phát triển kinh tế biển xanh chính là chìa khóa để ĐBSCL giữ biển mạnh giàu. Chuyên mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay với phóng sự “Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh” do nhóm PV Đài TNVN thực hiện.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đặt vòng hoa tại Đài Tổ quốc, Thủ đô Roma, Italia.- Lô vaccine 5 trong 1 do Tổ chức y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc hỗ trợ, hôm nay đã về đến Việt Nam.- Hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi lần thứ 2 khai mạc tại thành phố Xanh Petecbua, với sự tham dự của đại diện 49 quốc gia châu Phi.- Việc trì hoãn thành lập Chính phủ mới tại Thái Lan đang làm nản lòng các nhà đầu tư.
Hôm chủ nhật (23/07), chủ sở hữu của mạng xã hội Twitter Elon Musk tiết lộ rằng Twitter sẽ thay thế logo “chú chim xanh” nổi tiếng của mình bằng chữ X. Dư luận háo hức chờ đợi bước đi tiếp theo đầy bất ngờ của tỷ phú Elon Must nhưng không ít người bày tỏ sự nuối tiếc chú chim xanh gắn với kỷ niệm của họ những ngày đầu tham gia mạng xã hội.
Đang phát
Live