Trước thực trạng biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 về Chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Báo Xây dựng phối hợp với Liên minh hỗ trợ công nghiệp Việt Nam Visa và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp- Kiểm kê khí nhà kính: Nền tảng cho lộ trình giảm phát thải”, là hành động thiết thực cùng triển khai Nghị quyết này.
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, giao thông xanh được xem là một trong những giải pháp bền vững với hiệu quả đột phá. Dự báo, 5 đến 10 năm tới, giao thông xanh sẽ trở thành hiện thực. Nhận định lạc quan này được các nhà khoa học hàng đầu thế giới đưa ra tại Toạ đàm “Cơ sở hạ tầng bền vững và giao thông xanh”- sự kiện điểm nhấn thứ 3 trong chuỗi hội thảo “Khoa học vì Cuộc sống” do Quỹ VinFuture tổ chức sáng nay (19/12), tại Hà Nội.
Sáng 16/12, tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, Panasonic Việt Nam khởi động chiến dịch “Cùng Gen G sống Xanh đi” mùa 2. Chiến dịch là hành trình tiếp theo của Gen G, thế hệ tiên phong sống xanh trong việc truyền cảm hứng về thông điệp "Sống Xanh giảm nhanh carbon" tới cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ.
- Hà Nội: Khó kiểm soát khí thải các phương tiện giao thông - Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải carbon trong ngành giao thông vận tải
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh ở các địa phương.- Nhìn lại nửa chặng đường thực hiện dự án Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp.
Giữa thành phố Cẩm Phả sôi động ở Quảng Ninh, gần 40 năm nay luôn có 1 không gian sinh hoạt dành riêng cho những người cao tuổi hưu trí. “Tóc bạc nhưng đời luôn xanh”, các ông bà không chỉ rèn luyện sức khoẻ, tinh thần cho mình mà còn góp phần lưu giữ những nét văn hoá, tạo nên các phong trào, “hiến kế” xây dựng quê hương.
- Doanh nghiệp hợp tác sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững- Các giải pháp phát triển DN xanh, công trình xanh- Sớm phục hồi Trung tâm vi mạch tại Đà Nẵng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Chính phủ Hàn Quốc tài trợ 6,4 triệu USD cho dự án “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 nhằm đóng góp vào mục tiêu quốc gia về giảm cường độ năng lượng bằng cách cải thiện hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam; đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế và xã hội; giảm phát thải khí nhà kính để ứng phó với biển đổi khí hậu. Toạ đàm “Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp và hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh Việt Nam” do Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức ngày 12/12/2023 tại Hà Nội nhằm đánh giá những kết quả đạt được giữa kỳ của dự án. PV Nguyên Long thông tin:
Thu hút FDI chưa đạt kỳ vọng : thực tiễn và giải pháp.- Phát triển thương mại điện tử bền vững – còn nhiều thách thức ! - Tiêu điểm kinh tế địa phương có nội dung “Thành phố Hồ Chí Minh - Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng”
Với diện tích mặt nước biển trên một triệu km2, có bờ biển trải dài trên 3.620 km, trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tính trung bình 100 km2 diện tích lãnh thổ thì Việt Nam có gần 1 km chiều dài bờ biển. Đây là một chỉ số thuộc loại cao hàng đầu thế giới, góp phần khẳng định Việt Nam là một quốc gia biển và có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Sự phong phú về đặc điểm tự nhiên, địa lý đã tạo cho vùng biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi thủy sản phong phú, nhiều hệ sinh thái biển quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển cho đất nước. Tuy nhiên, khai thác phải đi đôi với nuôi trồng và bảo tồn thì hệ sinh thái biển và nguồn lợi thuỷ sản mới mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho người dân và đất nước. Điều này cũng đã được khẳng định trong Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bàn về nội dung, chương trình Diễn đàn Chủ nhật hôm nay có Chủ đề: “Bảo tồn biển để phát triển kinh tế biển xanh” với sự tham gia của GS TS Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đang phát
Live