Nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn quốc, xếp sau ngành năng lượng và giao thông vận tải về lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường. Phát thải KNK trong nông nghiệp tập trung chủ yếu trong 3 lĩnh vực chính: trồng lúa nước phát thải 49,7 triệu tấn CO2e, chiếm 50%; chăn nuôi phát thải 18,5 triệu tấn CO2e, chiếm 19%; quản lý đất và sử dụng phân bón phát thải 13,2 triệu tấn CO2e, chiếm 13%. Với mục tiêu chuyển đổi nông nghiệp xanh, phấn đấu đến năm 2025 không còn phát thải, ngành nông nghiệp đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đây cũng là nội dung chính được phản ánh trong chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.
Nông nghiệp Việt Nam đóng góp khoảng 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính (KNK) toàn quốc, xếp sau ngành năng lượng và giao thông vận tải về lượng phát thải khí nhà kính ra môi trường. Với mục tiêu chuyển đổi nông nghiệp xanh, phấn đấu đến năm 2025 không còn phát thải, ngành nông nghiệp đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp. Đây cũng là nội dung chính được phản ánh trong chương trình Chuyển đổi xanh hôm nay.
Năm 2023 được đánh giá là một năm thành công với du lịch của Indonesia khi tất cả các mục tiêu đều đạt được. Sau chiến lược quảng bá thành công 5 địa điểm siêu ưu tiên của Indonesia thời gian qua, Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia hướng đến vấn đề “ du lịch xanh” làm trọng tâm trong năm 2024.
Xác định tăng trưởng xanh là chìa khóa của phát triển bền vững, Chính phủ đã ban hành Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Chiến lược này đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển xanh, bền vững. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với một số thách thức trên con đường hướng đến tăng trưởng xanh.
Đảm bảo An ninh năng lượng - một trọng tâm trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ năm 2023.- Nghiên cứu áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Áp dụng bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy là xu hướng tất yếu trên con đường tiến tới một nền y tế hiện đại. Bệnh án điện tử vừa giúp tra cứu thông tin về tiền sử bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh của người dân được nhanh chóng hơn, vừa giúp việc lưu trữ dữ liệu được khoa học hơn, không phải tốn diện tích nhà kho lưu trữ như bệnh án giấy. Theo Thông tư 46 năm 2018, Bộ Y tế yêu cầu đến hết năm 2023, các bệnh viện hạng I trở lên phải chủ động nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin tại cơ sở để triển khai bệnh án điện tử. Thế nhưng đến nay đã 5 năm trôi qua mới chỉ có rất ít cơ sở thực hiện được mục tiêu này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Đâu là giải pháp đẩy nhanh tiến độ bệnh án điện tử để góp phần thực hiện chuyển đổi số tại các bệnh viện?
Tỉnh Quảng Bình có tỷ lệ che phủ rừng 68%, đứng thứ hai cả nước, trữ lượng và chất lượng rừng khá cao trở thành lợi thế cạnh tranh khi tham gia vào thị trường tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế. Tỉnh này vừa được chi trả hàng chục tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon rừng, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững nhờ rừng tự nhiên trong thời điểm “đóng cửa rừng”, cấm khai thác lâm sản. Đầu năm mới, mời quý vị và các bạn nghe PV Thanh Hiếu kể câu chuyện trồng rừng và giữ rừng tại tỉnh Quảng Bình và rừng giúp cuộc sống người dân thêm xanh tươi.
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp ngành lương thực, thực phẩm đã bước đầu chú ý tới tiêu chuẩn môi trường - xã hội và quản trị (gọi tắt là ESG) để phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp tới cộng đồng. Đây là tiêu chuẩn tất yếu để doanh nghiệp đạt được sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong nước, phục vụ xuất khẩu và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện tiêu chuẩn này gặp không ít khó khăn.
Dù hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ triển khai hiệu quả chứng chỉ “xanh”, tập trung chiến lược phát triển cao su bền vững mà giá thành sản phẩm cao su thực hiện canh tác theo chứng chỉ này của Việt Nam tăng thêm 20 USD/tấn. Đây là bước đi vững chắc được Tập đoàn Công nghiệp Cao su (VRG) đề cập tại Hội nghị Tổng kết hoạt sản xuất kinh doanh năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Sáng 26/12, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam (Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam) phối hợp với Công ty TNHH Canon Việt Nam Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Lễ bàn giao 3 công trình "Cây xanh trong lòng thành phố” năm 2023 cho 3 trường tiểu học có học sinh tham gia vẽ tranh xuất sắc nhất cuộc thi vẽ tranh “Công viên xanh trường em”gồm : Trường Tiểu học Phúc Lợi, Trường Tiểu học Tân Mai và Trường Tiểu học Đồng Mai 1 với tổng trị giá 600 triệu đồng.
Đang phát
Live