Bảo hiểm xã hội tự nguyện được xem là một trong những chính sách an sinh xã hội mang tính nhân văn sâu sắc. Người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng và được hưởng nhiều quyền lợi khi về già hoặc khi có nhu cầu hưởng trợ cấp một lần. Sau hơn 15 năm triển khai, với nhiều tính ưu việt, chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho lao động tự do, được xem là điểm tựa, giúp họ an tâm khi về già. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng người trong độ tuổi lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn thấp so với tổng số lao động đang làm việc ở khu vực phi chính thức. Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi và đến năm 2030 đạt khoảng 5%. Nhiều giải pháp đã và đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh thực hiện để thu hút người dân. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Bảo hiểm xã hội tự nguyện-điểm tựa tuổi già”, với sự tham gia của khách mời là Bs.TS Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng LIGHT, Giám đốc Quỹ vòng tay nhân ái.
Nhằm góp phần thông tin rộng rãi những nội dung dự kiến sửa đổi và những điểm mới của chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội đến các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là cộng đồng đối tác quốc tế, các doanh nghiệp FDI, sáng nay (28/11), tại Hà Nội, Bộ LĐTBXH tổ chức Hội thảo “Thông tin chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội”
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng nay, thảo luận ở hội trường về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) các đại biểu nhận định rút bảo hiểm xã hội một lần đang là thực trạng "vô cùng day dứt", tác động tiêu cực đến đảm bảo an sinh xã hội lâu dài của người dân. Các ý kiến đề nghị người lao động cần được rút bảo hiểm xã hội một lần và rút thỏa đáng nhất. Tuy nhiên, phải quy định chặt chẽ, có các phương án để người lao động được lựa chọn.
Hướng đến kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 13/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm và chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM). Cùng dự còn có lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, giảng viên, cán bộ và sinh viên của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chủ trương nhằm thu hẹp dần khoảng cách của vùng so với bình quân chung của cả nước. Thế nhưng, qua hơn 2 năm triển khai, đồng bào nghèo vẫn chưa được thụ hưởng nhiều từ chính sách này do các văn bản chưa đồng nhất, thủ tục rườm rà, nhiều quy định không sát thực tế. Cùng với các địa phương trên cả nước, tỉnh Quảng Nam đang tập trung tháo gỡ vướng mắc, “cởi trói” tâm lý sợ sai, phát huy vai trò người đứng đầu tại các đơn vị, địa phương, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án của chương trình.
Từ năm 2021, Thái Lan đã trở thành một xã hội già hóa với số người từ 60 tuổi trở lên chiếm 20% dân số. Nếu xu hướng này vẫn tiếp tục, thì đến năm 2036, sẽ có hơn 30% dân số Thái Lan bước vào nhóm người cao tuổi và đưa nước này vào danh sách “các xã hội siêu già”. Thực trạng này tác động ra sao đến sự phát triển kinh tế - xã hội và chính phủ Thái Lan đang áp dụng chính sách gì để giải quyết cuộc khủng hoảng già hóa dân số. Mời quý vị cùng tìm hiểu trong "10p Sự kiện luận bàn" ngày 27/10.
Tại thành phố Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hơn 22.300 người, tăng hơn 8.300 người so với cùng kỳ năm ngoái. Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi về già. Chính sách này cũng thể hiện sự chủ động của người lao động khi tự lo cho chính mình.
- Triển khai Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội - Cần đồng bộ các giải pháp - Cần đột phá mạnh mẽ trong tư duy, cách làm để giải quyết các vấn đề kinh tế - Vĩnh Phúc triển khai nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Cần có cách tiếp cận từ thực tiễn để thay đổi mạnh mẽ trong tư duy, phương pháp và cách làm nhằm giải quyết trước mắt cũng như căn bản, lâu dài những khó khăn, vướng mắc và thách thức từ các vấn đề kinh tế, xã hội đang đặt ra là ý kiến được nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình và tập trung đóng góp ý kiến trong phiên thảo luận tổ sáng 24/10.
Tính thời điểm này của năm 2023, số người rút BHXH 1 lần đã là gần 900 nghìn người, gần gấp đôi so với mức trung bình hàng năm giai đoạn trước năm 2019. Chỉ tính riêng trong tháng 8 năm nay, ngành BHXH đã giải quyết cho hơn 114 nghìn người hưởng trợ cấp 1 lần, trong đó có gần 98 nghìn người nghỉ việc hưởng BHXH 1 lần. Đáng chú ý là xu hướng rút BHXH 1 lần vẫn đang tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước khoảng 12%. Thực tế cho thấy, nhóm đối tượng rút BHXH nhiều nhất là những lao động trẻ - một phần do áp lực về tài chính, sự thay đổi trong công việc, một phần do quan tâm nhiều đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già. Nhưng theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc người lao động hưởng BHXH một lần là thiệt thòi hơn rất nhiều so với việc bảo lưu thời gian đóng để được hưởng lương hưu sau này. Vì thế, dự thảo Luật BHXH – dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp khai mạc vào sáng nay – cũng được sửa đổi theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn để người lao động có thể cân nhắc kỹ lưỡng, tránh đưa ra những quyết định “lợi trước mắt, hại lâu dài”.
Đang phát
Live