Người lính luôn là đề tài đầy cảm hứng để các nhà văn, nghệ sĩ sáng tác, với Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh - Cục Chính trị Bộ đội biên phòng vẫn tiếp tục khắc hoạ chân dung người lính bảo vệ biên cương của Tổ quốc trong thời bình hùng dũng, hiên ngang. Các chiến sĩ biên phòng ngoài nhiệm vụ tuần tra, canh gác, còn thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác để hỗ trợ nhân dân biên giới, như bác sĩ, thầy giáo, “ba bám bốn cùng” với người dân làm kinh tế, thực hiện các chương trình từ thiện, an sinh …Những việc làm ý nghĩa đó đã được nhà văn, nhà thơ Phạm Vân Anh gói gém trong các tác phẩm văn học, thơ ca. Chị đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong mảng đề tài biên giới, biển đảo, đó là sự hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ biên phòng và tình yêu sâu đậm với bà con biên giới, ngày đêm canh giữ biên cương của Tổ quốc. Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam 22-12, Chuyện đêm hôm nay, trung tá Phạm Vân Anh chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình với tình yêu miền biên giới không bao giờ cạn qua các tác phẩm văn, thơ và âm nhạc.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức sáng nay, tại Hà Nội, các đại biểu nhấn mạnh, năm 2024, tập trung đẩy mạnh phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030" do Thủ tướng Chính phủ phát động vào tháng 6 năm ngoái.
Năm 2023 là một năm đầy khó khăn với ngành xây dựng, song nhờ có nhiều cách làm đổi mới, sáng tạo, Bộ Xây dựng đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm trong nước ngành Xây dựng năm 2023 ước đạt 7,3 - 7,5%. Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Xây dựng diễn ra tại Hà Nội hôm nay (22/12). Phóng viên Thành Trung thông tin:
Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, thành thị đến thành thị, thành thị về nông thôn và các khu công nghiệp là một xu hướng tất yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù lao động di cư tham gia vào cả lực lượng lao động chính thức lẫn phi chính thức, có những đóng góp không nhỏ đối với kinh tế - xã hội thế nhưng nhiều lao động di cư không được hưởng những quyền lợi từ các chính sách an sinh xã hội. Đây cũng là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất và khó tiếp cận với các chính sách về an sinh xã hội, cần được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp, ngành liên quan.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) khoảng trên 17,5 triệu người, tăng 8.000 người so với năm 2022. Dự kiến cả năm 2023 có trên 18,7 triệu người tham gia BHXH, đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi.- Dù đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng thực tế, mục tiêu: đến năm 2030 sẽ có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH theo Nghị quyết số 28 NQ/TW (về phát triển hệ thống BHXH, từng bước mở rộng diện bao phủ một cách vững chắc, tiến tới BHXH toàn dân) vẫn đang là thách thức lớn với ngành BHXH, khi lực lượng lao động tham gia BHXH vẫn khó hoàn thành so với chỉ tiêu đặt ra. Vậy “Làm gì để BHXH thực sự là chỗ dựa cho người lao động?”, cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của khách mời là ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động VN).
Làm gì để Bảo hiễm xã hội thực sự là chỗ dựa cho người lao động?- Những “tàu bay trên mặt đất” tại Trung Quốc.
Sáng nay (8/12), kỳ họp thứ 13 HĐND TP.HCM bước sang ngày làm việc thứ ba với phiên giám sát về triển khai, thực hiện dự án nhà ở xã hội trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2025.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2023, số người tham gia bảo hiểm xã hội khoảng trên 17,5 triệu người tăng 8.000 người so với năm 2022. Dự kiến cả năm 2023 có trên 18,7 triệu người tham gia BHXH, đạt 40% lực lượng lao động trong độ tuổi. Khách mời là ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).
Năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục chuyển biến tích cực. Tỉnh này thực hiện đạt và vượt kế hoạch 13/14 chỉ tiêu chủ yếu trong năm; Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) tăng hơn 7%. Thừa Thiên Huế nằm trong nhóm 5 tỉnh có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất của cả nước. Đây là những thông tin vừa được công bố sáng nay (7/12) tại phiên Khai mạc Kỳ họp cuối năm 2023 HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Khóa VIII.
Đồng sức, đồng lòng, việc gì khó cũng làm xong- Xung đột Israel – Hamas: Liệu có nguy cơ Dải Gaza bị chiếm đóng?- Người dân Cà Mau trồng mắm chống sạt lở, tạo cảnh quan- Nông dân Anh lạc quan về sản lượng gà tây phục vụ lễ Giáng sinh năm nay- Gói tín dụng 120.000 tỉ đồng làm nhà ở xã hội: Cần mở rộng thêm số lượng dự án- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ sẵn sàng cho giai đoạn mới- Thị trường chứng khoán, phiên giao dịch hôm qua, khối ngoại bán ròng kỉ lục, VN-Index không thể duy trì đà tăng – VN-index giảm gần 5 điểm
Đang phát
Live