Hơn 9.000 chỉ tiêu việc làm, với mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/người/tháng được các doanh nghiệp đưa ra, nhằm tuyển dụng lao động tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối 8 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc diễn ra sáng nay.
Ngày 14/05 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 24 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cho 9 nhóm đối tượng. Quyết định này của Thủ tướng Chính phủ thể hiện quyết tâm cao trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, để chính sách tiền lương là giải pháp quan trọng nhằm tạo động lực lao động cho đội ngũ công chức, viên chức, người lao động thì còn nhiều việc phải làm?
Sáng nay (14/5), Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2023. Hàng nghìn học sinh, sinh viên, người lao động tham dự, tìm kiếm cơ hội việc làm và học nghề.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu và nguồn cung lao động đang thay đổi mạnh mẽ, liên tục. Nếu như trước kia việc trở thành lao động hợp đồng dài hạn hay lao động diện biên chế tại một đơn vị, cơ quan Nhà nước là mong muốn của hầu hết những người trong độ tuổi lao động – nhiều người coi đó là “vùng an toàn”, thì ngày nay, làm việc tự do hay chuyển đổi môi trường làm việc liên tục đang trở thành xu hướng. Thay vì gắn bó lâu dài ở một vị trí làm việc cố định hay cống hiến toàn thời gian cho một công ty, rất nhiều lao động, đặc biệt giới trẻ đang lựa chọn các công việc ngắn hạn, chủ động về mặt không gian, thời gian, đáp ứng thu nhập…Chuyên gia lao động việc làm nhìn nhận thực tế này và nhận định những mặt tích cực, cùng những điều cần lưu ý khi lựa chọn rời khỏi “vùng việc làm an toàn”, đặc biệt trong bối cảnh mới. Ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc Vận hành Toàn quốc, Dịch vụ Khoán việc và Cho thuê lại lao động, Tập đoàn tìm kiếm, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực đa quốc gia Manpower. Ông Nguyễn Xuân Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh – địa phương có xu hướng việc làm thay đổi rõ nét nhất hiện nay bàn luận câu chuyện này.
- Nơi quyền lợi người lao động được phát huy tối đa - Ninh Thuận đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn - Giống lúa thích hợp với các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên - Khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao giá trị nông sản hữu cơ
Người lao động nhiều nơi đang phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn và căng thẳng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến năng xuất lao động, hiệu quả công việc chưa cao. Trước thực trạng này, ngày 26/4 tới, Ban chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương sẽ phát động Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 (diễn ra từ ngày 1/5 đến 31/5) với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này.
Cho vay giải quyết việc làm là chương trình nhằm tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, nông thôn. Chương trình có tác động tích cực đến việc thu hút lao động, chuyển dần lao động thuần tuý trong nông nghiệp mức thu nhập thấp sang các ngành nghề có thu nhập cao, ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu. Những năm qua, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện hiệu quả chương trình tín dụng này, với hàng nghìn khách hàng được vay vốn.
# Tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 8 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ninh và Hải Phòng diễn ra sáng nay, 126 doanh nghiệp tham tuyển tuyển dụng hơn 9.300 chỉ tiêu việc làm, đa dạng các ngành nghề như: Thương mại – dịch vụ, sản xuất, may mặc, công nghệ thông tin, y tế; quản lý, nhân viên văn phòng, kỹ sư thiết kế, nhân viên tư vấn…với mức thu nhập từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng. Sự kiện do Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố vừa nêu tổ chức.
Sáng (13/4) sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 7 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hưng Yên, Thái Bình và Hải Phòng. Hoạt động do Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức.
# Trong phiên giao dịch việc làm lồng ghép dành cho người khuyết tật diễn ra sáng nay (11/4), do Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức đã có gần 1 nghìn chỉ tiêu việc làm, trong đó 340 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh dành cho lao động là người khuyết tật. Hoạt động hướng tới Ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4. Đây là điều kiện thuận lợi để người lao động khuyết tật tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của bản thân.
Đang phát
Live