Có một thực tế nhiều doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng nhân lực đã qua đào tạo kĩ năng nghề ở lĩnh vực Kỹ thuật nhưng lại rất khó tuyển dụng. Vậy nguyên nhân do đâu? Nếu các bạn trẻ chọn học nghề về Kỹ thuật sẽ mở ra cơ hội việc làm như thế nào? Học nghề khi ra trường đi làm sẽ có mức lương bao nhiêu? - Khách mời: Đại tá, Tiến sĩ Phạm Văn Hòa - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành thông tư 10 quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học (sửa đổi, bổ sung thông tư cũ), sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 13-6 tới. Trong đó có quy định các trường đại học phải công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm hai năm gần nhất trong đề án tuyển sinh. Điều đáng nói là nhiều trường đại học công bố tỉ lệ có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp cao ngất ngưởng, có trường tỉ lệ này lên đến 100% tất cả các ngành. Liệu con số này có ảo không khi thực tế 2 năm qua các doanh nghiệp rất khó khăn, nhu cầu tuyển dụng không nhiều. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Lê Đông Phương – Nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
Nên hiểu thế nào về con số sinh viên ra trường có việc làm “đạt 100%” mà nhiều trường đại học vừa công bố? - Nghệ nhân ưu tú K’Tiếu – người níu giữ âm vang cồng chiêng cho buôn làng.
Học sinh và phụ huynh đều rất lo lắng, căng thẳng trước kỳ thi vào lớp 10 công lập. Có cách nào cách nào giảm áp lực cho các em và cả gia đình?- Tỉnh Sơn La - lan tỏa nhiều việc làm ý nghĩa trong Tháng nhân đạo.- Người khuyết tật cả hai chân ở Nê-pan chinh phục đỉnh Everest bằng nghị lực phi thường.
Hiện nay không ít doanh nghiệp tại tỉnh Tiền Giang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phải cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nhiều công nhân bị giảm thu nhập và đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Trước bối cảnh này, các ngành, đoàn thể ở địa phương đã tích cực quan tâm, hỗ trợ về vật chất, tinh thần góp phần ổn định việc làm, cuộc sống cho công nhân.
Suy thoái kinh tế và lạm phát tăng cao khiến nhiều lao động ở Lào không có việc làm. Hiện Chính phủ nước này đang nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng thất nghiệp nhằm sớm phục hồi sản xuất.
Khi Trung Quốc rơi vào thời kỳ khó khăn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra vào năm 2020, Thủ tướng nước này khi đó là ông Lý Khắc Cường đã đưa ra ý tưởng tạo việc làm bằng cách khuyến khích người thất nghiệp bán hàng rong trên đường phố. Có những địa phương ủng hộ nhưng cũng có những thành phố lớn phản đối vì cho rằng cách buôn bán này là “không vệ sinh và thiếu văn minh”. Ba năm trôi qua, ý tưởng “nền kinh tế bán hàng rong” đã quay trở lại xứ tỷ dân với việc nhiều thành phố dỡ bỏ lệnh cấm bán hàng rong. Điều gì đã thúc đẩy mô hình này quay trở lại? Trung Quốc quản lý ra sao ý tưởng kinh doanh nhỏ này?
Ngày 20/5, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Ngày hội Việc làm - Tư vấn tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp - năm 2023. Hơn 8.000 vị trí cần tuyển dụng, tuyển sinh tại Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh năm nay.
Liên quan đến vụ cắt giảm lao động đối với gần 6.000 lao động của Công ty TNHH PouYuen, quận Bình Tân, TP.HCM, tại cuộc họp báo về các vấn đề kinh tế-xã hội diễn ra chiều 18/5, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP cho biết đã chuẩn bị thông tin nhu cầu tuyển dụng 4.960 vị trí việc làm để giới thiệu cho công nhân.
Hơn 9 nghìn chỉ tiêu việc làm, với mức thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/người/tháng được 152 doanh nghiệp đưa ra, nhằm tuyển dụng lao động tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến, kết nối 8 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc diễn ra sáng nay. Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm các 7 tỉnh tổ chức, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tuyển dụng được lao động để khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm trong tình hình mới
Đang phát
Live