Tại phiên giao dịch việc làm quận Tây Hồ diễn ra sáng nay, 36 doanh nghiệp, cơ sở đào tạo đã tuyển sinh và tuyển dụng hơn 2.400 chỉ tiêu việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động. Sự đa dạng lĩnh vực ngành nghề, với thu nhập từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng cùng các quyền lợi thỏa đáng, tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm phù hợp. Phiên giao dịch việc làm do Sở LĐTBXH Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức.
Dự báo tình trạng doanh nghiệp gặp khó khăn do sụt giảm đơn hàng, người lao động bị mất việc, ngừng việc, giảm việc xảy ra nhiều địa phương trên cả nước tiếp tục diễn ra. Với mục tiêu duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm, an sinh xã hội, nhiều giải pháp về chính sách đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ, thận trọng, trong đó phải kể đến các chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân, người lao động và doanh nghiệp. Nhưng về lâu dài cần có thêm những giải pháp đột phá hơn nữa, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế. Trong bài 3 - bài cuối của loạt bài “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh, Phương Thoa đề cập những giải pháp phát triển thị trường lao động bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.
Trước những khó khăn của doanh nghiệp và người lao động, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành và địa phương đã rốt ráo vào cuộc với rất nhiều các chính sách mang tính cấp bách và lâu dài. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách được triển khai nhanh, quyết liệt, hiệu quả thì vẫn có những chính sách khi triển khai thực hiện lại vấp phải vô vàn khó khăn, doanh nghiệp và người lao động vẫn không thể tiếp cận được. Trong bài 2 của loạt bài “Giải bài toán tạo việc làm bền vững cho người lao động”, phóng viên Kim Thanh và Phương Thoa tiếp tục có bài viết thứ hai với nhan đề “Nhiều giải pháp nhưng vẫn bị vướng”.
Từ giữa năm 2022 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp trong nước mất đơn hàng, thêm vào đó là nguyên liệu, chi phí tăng cao khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, phải cắt giảm lao động. Riêng quý 1 năm nay, hơn 149.000 lao động trên cả nước mất việc, phần lớn là lao động doanh nghiệp FDI ở các tỉnh đông khu công nghiệp, khu chế xuất. Mặc dù Đảng và Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ công nhân và người sử dụng lao động, song chỉ giải quyết được phần ngọn. Trong bối cảnh hiện nay, cần có những giải pháp căn cơ hơn để giải quyết bài toán về việc làm cho người lao động. Nhóm phóng viên Kim Thanh và Phương Thoa có loạt bài “Giải bài toán việc làm bền vững cho người lao động”. Bài 1 với nhan đề: “Doanh nghiệp 'ăn đong' đơn hàng - Công nhân 'chạy ăn' từng bữa”.
Hơn 1.700 chỉ tiêu việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh tại “Phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm” sáng nay, với đa dạng ngành nghề và mức lương từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng. Đây là hoạt động do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức.
# Hơn 1.700 chỉ tiêu việc làm, học nghề và xuất khẩu lao động được các doanh nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh tại “Phiên giao dịch việc làm huyện Gia Lâm” sáng nay, với đa dạng ngành nghề và mức lương từ 5 đến 15 triệu đồng/người/tháng. Đây là hoạt động do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với UBND huyện Gia Lâm tổ chức.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, lượng khách quốc tế trong quý I/2023 đã đạt 80% so với mức trước đại dịch. Dự báo lượng khách quốc tế trong năm 2023 sẽ phục hồi từ 80 - 95% so với mức trước đại dịch Covid-19. Du lịch trong nước cũng trong đà khôi phục và đang tăng trưởng mạnh mẽ. Vậy xã hội đang cần đến nhân lực ở ngành nghề khách sạn, nhà hàng, bếp, các dịch vụ du lịch có nhiều hay không? Học nghề về du lịch sẽ đem lại cơ hội việc làm với mức thu nhập bao nhiêu? Đây là vấn đề đang được các bạn trẻ quan tâm tìm hiểu học nghề ở giai đoạn hiện nay. - Khách mời: Bà Trịnh Thị Thu Hà - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội.
Hiện nay, các doanh nghiệp ở Bình Dương chỉ có khoảng 40-50% đơn hàng sản xuất, kéo theo thu nhập của công nhân giảm sút, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Nước ta đã trải qua 4 lần cải cách chính sách tiền lương vào các năm 1960, năm 1985, năm 1993 và năm 2003. Vậy nhưng, lương không đủ sống, chính sách tiền lương còn nặng tính bình quân, cào bằng vẫn là thực tế đặt ra để tiếp tục cải cách chính sách tiền lương với những giải pháp đột phá, hiệu quả hơn nhằm tạo động lực lao động cho đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.
Ngày 12-6, Sở Lao động – Thương binh và xã hội Cà Mau phối hợpvới Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức hội thảo Chương trình Du học cao đẳng nghề và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, học viên tham gia chương trình sẽ được đào tạo miễn phí. Trong năm đầu tiên học nghề, học viên được hỗ trợ hơn 25 triệu đồng/tháng.
Đang phát
Live