Hướng tới Ngày Quốc tế Người khuyết tật (3/12), sáng nay (21/11), Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức “Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật lần thứ II năm 2024”. Phiên giao dịch việc làm nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho người lao động khuyết tật tiếp cận thị trường việc làm, giúp họ tự tin, chủ động tìm việc làm, học nghề, tham gia và gắn bó lâu dài vào thị trường lao động để ổn định cuộc sống. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam:
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao sức phát triển và lợi thế so sánh khi đầu tư tại Việt Nam- Công bố 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
Ngành khách sạn là một lĩnh vực đang phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Với sự gia tăng nhu cầu du lịch và trải nghiệm, nghề khách sạn không chỉ đơn thuần là việc cung cấp chỗ ở mà còn bao gồm dịch vụ ẩm thực, giải trí, tổ chức sự kiện và nhiều hoạt động khác nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Việt Nam đang có tiềm năng, thế mạnh gì trong lĩnh vực này và đâu là những kinh nghiệm quốc tế mà chúng ta có thể tham khảo, học tập để làm việc chuyên nghiệp. Chương trình hôm nay chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu những kỹ năng cần thiết và lộ trình phát triển trong nghề này. - Khách mời: Bà Nguyễn Thị Thúy Minh, Chủ tịch Hiệp Hội Nhân sự Ngành Khách sạn Việt Nam. - Ông David Cumming - Tổng Quản lý vùng Việt Nam, Campuchia và Myanma, Công ty Quản lý khách sạn và khu nghỉ dưỡng Ascott Việt Nam.
Với việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, hằng năm, Vĩnh Phúc giải quyết việc làm mới cho hơn 18 nghìn lao động. Từ đó, góp phần tích cực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan trước và dự kiến được bàn thảo luận tại Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới đây. Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng; các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Nghị quyết số 28 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Vậy những điểm mới nào trong dự thảo Luật Việc làm cần lưu ý; những quy định nào cần phải sửa đổi bổ sung để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động?
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan trước và dự kiến được bàn thảo luận tại Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới đây. Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng; các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Nghị quyết số 28 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Vậy những điểm mới nào trong dự thảo Luật Việc làm cần lưu ý; những quy định nào cần phải sửa đổi bổ sung để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động?
Sáng nay (28/9), Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ tổ chức tổ chức “Ngày hội giao dịch việc làm và tuyên truyền, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên quận Tây Hồ năm 2024”. Sự kiện thu hút 44 đơn vị, doanh nghiệp, tham gia tuyển dụng, tuyển sinh gần 3.000 chỉ tiêu việc làm, học nghề, với mức lương hấp dẫn dành cho người lao động và nhu cầu học nghề phù hợp đối với các bạn sinh viên Thủ đô. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam:
Nhu cầu du học của bạn trẻ ngày càng tăng cao, trở thành một xu hướng phổ biến không chỉ để mở rộng kiến thức mà còn để phát triển bản thân và sự nghiệp. Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức đang có nhiều hỗ trợ sinh viên quốc tế qua các chương trình học bổng và hỗ trợ tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực học nghề. - Khách mời: Ông Trần Tuấn Long - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoshi Việt Nam.
Tại trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng, Thành đoàn Hải Phòng vừa tổ chức Ngày hội Việc làm cho thanh niên năm 2024. Chương trình nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường kỹ năng và cơ hội việc làm cho thanh niên góp phần nâng cao năng lực hội nhập quốc tế an toàn giai đoạn 2023 - 2025” do Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) phối hợp với Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện.
Nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và thủy sản đã trở thành những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường quốc tế, giúp Việt Nam đứng trong top các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp hiện đang đối mặt với một thách thức lớn về nguồn nhân lực. Để đưa ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, xứng với tiềm năng, thế mạnh cũng như bắt kịp với cuộc đua toàn cầu thì bài toán nhân lực cần chuẩn bị và đáp ứng ở mức độ như thế nào? Chương trình Diễn đàn Chủ Nhật chủ đề "Thách thức và cơ hội: Nguồn nhân lực nông nghiệp trong cuộc đua toàn cầu”. - Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Công Tiệp - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Ông Vũ Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. r>
Đang phát
Live