Triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu hình thành các mô hình văn hóa gắn bó chặt chẽ với đời sống nhân dân.- Việt Nam được trang thông tin về du lịch lớn nhất khu vực Bắc Mỹ đánh giá là điểm đến an toàn, hấp dẫn bậc nhất châu Á.- Thành phố Hồ Chí Minh đã tiêm hơn 2.000 liều vaccine “5 trong 1”.- Trí tuệ nhân tạo là chủ đề chính của hội nghị Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) năm 2024.- Những cư dân đầu tiên của Ai Cập sẽ chuyển đến thủ đô mới vào tháng 7 năm nay.
Cần phát huy tối đa sức mạnh của nền văn hóa, sức mạnh nội sinh, sức mạnh con người Việt Nam để vững bước đi lên. Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh.- Năm 2023, tăng trưởng tín dụng toàn ngành Ngân hàng đạt khoảng 13,5% và đồng Việt Nam chỉ mất giá khoảng 2%. Đây là số liệu rất tích cực trong bối cảnh kinh tế khó khăn, khả năng hấp thụ doanh nghiệp vốn kém.- Đắc Lắc xuất khẩu chính ngạch lô mắc-ca đầu tiên vào thị trường Hàn Quốc, mở ra cơ hội lớn cho địa phương phát triển mặt hàng này trong tương lai.- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội bắt đầu xét xử sơ thẩm 38 bị cáo trong vụ án nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị có liên quan.- Nợ công của chính phủ Mỹ lần đầu vượt ngưỡng 34.000 tỷ đô la. Điều này đặt ra những thách thức về cả chính trị và kinh tế của Mỹ trong những năm tới.- Số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa động đất tại Nhật Bản đã tăng lên 64 người. Lực lượng cứu hộ vẫn đang tích cực tìm kiếm những người còn mất tích trong các đống đổ nát.
Sơn La giữ “hồn cốt” dân tộc bằng phong trào quần chúng- Khai thác tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam-10 sự kiện quốc tế do VOV bình chọn
“Ông trùm phim kinh dị” Quang Tuấn, với những nỗ lực để không bị “một màu”.- Sa Pa-Lào Cai: Du lịch cộng đồng hút khách từ việc gắn với trải nghiệm văn hóa của đồng bào.
Chiều nay (28/12), tại xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ và tổng kết lớp hướng dân truyền dạy văn hóa dân gian dân tộc Thái.
- Phản bác các luận điệu sai trái về nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng - Sơn La làm gì để phát huy sức mạnh nền văn hóa - Thử thách tiêu tiền mặt, không mua sắm - Các xu hướng độc lạ của giới trẻ Hàn Quốc để tiết kiệm chi tiêu
Là một trong những dân tộc ít người sinh sống ở Quản Bạ - Hà Giang, từ lâu đời, bà con dân tộc Bố Y nơi đây vẫn giữ được trang phục truyền thống của mình. Trong đó, trang phục của phụ nữ Bố Y được nhiều người ca ngợi về sự đặc sắc, duyên dáng và thanh lịch.
Từ bao đời nay, cồng chiêng đã gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Bình Định. Các thế hệ người dân nơi đây đã cố gắng lưu truyền tiếng cồng, tiếng chiêng, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của họ. Chính quyền địa phương đã lồng ghép nhiều chương trình giúp đồng bào các dân tộc thiểu số lưu giữ, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào mình, trong đó có cồng chiêng.
Tỉnh miền núi Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống; trong đó, đồng bào Thái đông nhất, chiếm hơn một nửa dân số của tỉnh. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài trên mảnh đất ở miền Tây Bắc này, đồng bào dân tộc Thái ở Sơn La đã tạo dựng cho mình một nền văn hóa đặc sắc. Nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa đặc sắc ấy, những năm qua, các thế hệ người có uy tín, người am hiểu văn hóa Thái ở Sơn La đã nỗ lực tiếp lửa, trao truyền. Để rồi, khi những giá trị văn hóa ấy được giữ gìn và phát huy không chỉ giúp cho đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng ngày một phong phú, đa dạng, mà còn góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xác định không có môi trường nào để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt hơn chính ở không gian văn hóa của mỗi dân tộc. Từ lẽ đó, không chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu và việc sưu tầm, bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hoá truyền thống bằng sự đầu tư của Nhà nước, những năm qua, Sơn La đã quan tâm xây dựng và phát huy phong trào văn nghệ quần chúng. Đến nay, địa phương này đã có hơn 3.300 đội văn nghệ ở khắp các thôn, bản, tổ dân phố – là một trong những địa phương có nhiều đội văn nghệ quần chúng nhất cả nước. Mỗi năm, Sơn La đều trích hàng tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng ở cơ sở; nhiều địa phương trong tỉnh cũng ban hành những chủ trương với cách làm sáng tạo, hiệu quả. Những nỗ lực này đã, đang góp phần tăng sức mạnh nội sinh và hồn cốt của dân tộc, của quốc gia, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nhấn mạnh “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, “Văn hóa làm nên hồn cốt của dân tộc, nên mất văn hóa là mất dân tộc”... Loạt bài “Sơn La làm gì để phát huy sức mạnh nền văn hoá?” của nhóm PV VOV Tây Bắc đề cập nội dung này. Trong chương trình hôm nay là bài thứ nhất với nhan đề “Giữ ‘hồn cốt’ dân tộc bằng phong trào quần chúng” mời quý vị và các bạn cùng nghe
Đang phát
Live