Ngày 29/2 (nhằm ngày 20 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban Tổ chức các ngày lễ, kỷ niệm quận Bình Thủy long trọng tổ chức Lễ Giỗ lần thứ 152 của danh nhân văn hóa Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Lễ giỗ diễn ra ấm cúng, trang nghiêm với sự tham gia của nhiều người dân địa phương và những người con mang họ Bùi khu vực ĐBSCL đã về dâng hương tưởng nhớ bậc tiền nhân. Đây cũng là hoạt động thường niên nhằm lan tỏa tinh thần hiếu học cho thế hệ trẻ.
Sáng nay (29/2), Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai giám sát UBND tỉnh về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 – 2023”.
TP.HCM đang định hướng nghiên cứu khu Bình Quới - Thanh Đa phát triển các dịch vụ văn hóa như: bảo tàng, trung tâm biểu diễn, rạp hát, triển lãm.... Đây là thông tin được Chủ tịch UBND TP.HCM đưa ra tại buổi gặp mặt văn nghệ sĩ nhân dịp Xuân Giáp Thìn 2024 tổ chức sáng ngày 22/2.
Sau Tết, tháng Giêng khai Xuân với nhiều lễ hội ở khắp vùng miền, mở đầu cho hàng nghìn lễ hội trong năm, trong đó có hơn 7000 lễ hội dân gian. Theo các chuyên gia, đây là nguồn tài nguyên nhân văn to lớn để phục vụ phát triển du lịch văn hóa, công nghiệp văn hóa. Việc tổ chức khai thác, quản lý các lễ hội như thế nào để phát huy giá trị văn hóa, đóng góp vào phát triển kinh tế, làm dày thêm các giá trị văn hóa của lễ hội cần sự chung sức từ cơ quan quản lý, các chuyên gia văn hóa đến cộng đồng doanh nghiệp, cùng người dân- chủ thể của lễ hội dân gian. BTV Ngọc Diệu có bài bình luận: “Phát triển công nghiệp văn hóa- nhìn từ mùa lễ hội đầu Xuân”.
Đưa các làn điệu dân ca đặc trưng của nhiều vùng miền, nhiều dân tộc vào trong giảng dạy, áp dụng thực tế với nhiều trường học vùng cao, nơi có đông học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số đang là cách làm hay của ngành giáo dục Điện Biên trong đổi mới giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó giúp các em học sinh có cơ hội sáng tạo về văn hóa, truyền thống đặc trưng của đồng bào mình, góp phần gìn giữ bản sắc ngay từ trong trường học.
Lễ hội truyền thống Chèo tàu Tổng Gối năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày từ ngày 23 đến 24-2 (tức từ ngày 14 đến ngày 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn) tại Khu di tích lịch sử Lăng Văn Sơn và Miếu Voi Phục (xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội), nhằm mục đích ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân đã khai thiên lập địa, có công lao với quê hương, đất nước; đồng thời góp phần gìn giữ, lưu truyền bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Sáng sớm mai, chiếc thuyền buồm đầu tiên trong giải đua thuyền buồm vòng quanh thế giới sẽ tới cảng tàu khách quốc tế Hạ Long Quảng Ninh- Đắc Lắc đa dạng các hoạt động văn hóa, lễ hội các dân tộc trong những ngày đầu xuân- Về nơi chốt dân quân tự vệ án ngữ đầu quốc lộ 70, dẫn vào thị xã Lào Cai (cũ) nơi ghi chiến công oanh liệt trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, 45 năm trước- Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đã thăm Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Na-khon Pha-nôm, khẳng định đây là địa danh quan trọng và là cầu nối gắn kết tình hữu nghị Thái Lan-Việt Nam- Tại Hội nghị an ninh Munich, Thủ tướng Đức Olaf Scholz hối thúc châu Âu tăng cường năng lực phòng thủ
Trong hai ngày mồng 8 và 9 Tết, công chúng Thủ đô có dịp được khám phá về Tết truyền thống và di sản văn hóa độc đáo của Hội An giữa tiết trời Xuân Hà Nội. Đây là hoạt động do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình Hội An tổ chức.
Thu hút sự tham gia của 500 đại biểu, “Ngày Việt Nam”là sự kiện do Đoàn thanh niên các Du học sinh Việt Nam tại Đại học Kỹ thuật Quốc gia Liên bang Nga mang tên Bauman lần đầu tiên tổ chức. Đây thực sự là một ngày hội mang đậm nét văn hóa Việt.
Những ngày này tại các địa phương trong tỉnh Đắk Lắk đang diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội của các dân tộc, tạo nên bức tranh đa dạng sắc màu văn hóa trên vùng đất trung tâm của Tây Nguyên.
Đang phát
Live