VOV1 - Trong quý I/2025, lực lượng quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các kho tàng, bến bãi.
VOV1 - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đề nghị Sở Công Thương các tỉnh chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến thị trường.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các nhà thuốc không phải kê khai giá thuốc bán lẻ. Tuy nhiên trong Dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Dược sẽ đựoc trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 tới có quy định phải kê khai giá thuốc bán lẻ với cơ quan quản lý trên địa bàn, cùng với việc phải niêm yết giá trên sản phẩm theo quy định. Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số được Bộ Y tế và Báo Tuổi Trẻ (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức ngày 19/10, tại Hà Nội.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) vừa chuyển hơn 100 tấn vàng của nước này khỏi Anh để mang về các kho dự trữ ở trong nước. Bước đi đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1991, các kho dự trữ của Ấn Độ tiếp nhận thêm kim loại quý này ở quy mô lớn.
Ngân hàng Nhà nước vừa có thông báo dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 3/6. Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng nay (29/05), một số đại biểu đánh giá, đây là động thái cho thấy sự linh hoạt trong điều hành, đồng thời cũng đưa ra nguyên nhân khiến giá vàng tăng và hiến kế để kéo giảm chênh lệnh giữa giá vàng trong nước và thế giới.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng chênh lệch cao giữa giá vàng trong nước và quốc tế. Hiện mức chênh lệch này đang cao kỷ lục, hơn 19 triệu đồng một lượng.- Thành phố Hà Nội tìm kiếm ý tưởng thiết kế sáng tạo, khai thác quỹ đất khu vực bãi nổi giữa và bãi bồi ven sông Hồng. Dự kiến khu vực này sẽ là Công viên văn hóa đa chức năng.- Các doanh nghiệp miền Trung tăng cường giải pháp tiết kiệm điện trong mùa cao điểm nắng nóng.- Israel mở rộng tấn công Ra-pha, bất chấp sức ép của cộng đồng quốc tế.- Duma Quốc gia Nga bỏ phiếu phê chuẩn tái bổ nhiệm ông Mikhail Mishustin làm Thủ tướng.
Kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt.- Phát triển thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam.- Tháo gỡ khó khăn, rút ngắn tiến độ các dự án cao tốc qua tỉnh Khánh Hòa.
Khai thác thị trường trong nước - thúc đẩy động lực tăng trường quan trọng.- Rất cần “liên kết vùng” trong phát triển lĩnh vực logistics.- Giá chung cư, đất nền tại TP.HCM đi ngang và chủ yếu giao dịch thứ cấp.
Chính phủ quyết định phê duyệt Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2040, nhằm phát huy thương hiệu thành phố du lịch nghỉ dưỡng biển- Giá vàng trong nước tăng 8% trong quý 1 năm nay. Ngân hàng Nhà nước khẳng định hoạt động của thị trường vàng vẫn tương đối ổn định- Hàng nghìn người Đức xuống đường biểu tình nhằm phản đối việc tăng chi tiêu quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NATO), coi đây là mối đe dọa đối với hòa bình khu vực- Amanda Nguyễn - Người phụ nữ gốc Việt đầu tiên sắp bay vào vũ trụ
Năm qua, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được đà tăng trưởng và là một “điểm sáng” trong “bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu, được quốc tế ghi nhận, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, khai thác hiệu quả thị trường trong nước với 100 triệu dân luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1163 ngày 13 tháng 7 năm 2021 đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới”. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) tại Quyết định số 386 phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.
Đang phát
Live