Sáng nay (27/10), tại Trường Tiểu học thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP.HCM diễn ra buổi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 1.500 trẻ trên địa bàn thành phố. Sự kiện này đánh dấu việc TP.HCM trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em.
Bộ Công Thương dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu có thể đạt kỷ lục 600 tỷ đôla và cán cân thương mại cân bằng vào cuối năm nay.- TP.HCM ban hành kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Dự kiến 100 nghìn trẻ ở thành phố Thủ Đức sẽ được tiêm vaccine từ thứ hai tới.- Chính quyền quân sự Mi-an-ma tuyên bố mong muốn được tham dự tất cả hội nghị của ASEAN.- Quan chức y tế Anh nghiên cứu biến thể AY 4.2 - một biến thể của chủng Delta, khi biến thể phụ này được ghi nhận trong số ca mắc COVID-19 ngày một gia tăng.- Hôm nay, kỷ niệm lần thứ 60 ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển (23/10/1961 – 23/10/2021), PV Đài TNVN có bài ghi lại câu chuyện của những nhân chứng lịch sử về hành trình cảm tử làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển – biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trí thông minh, lòng dũng cảm, ý chí và quyết tâm giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước của dân tộc ta.
Sáng 20/10, 244 học sinh các khối lớp 1, 2, 6, 9, 12 tại xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM quay trở lại trường sau một thời gian dài nghỉ học và học trực tuyến do dịch bệnh. Trong đó khối 1 và 2 của trường Tiểu học Thạnh An có 107 học sinh, còn lại là học sinh ở khối lớp 6, 9 và 12. Đây là những học sinh đầu tiên của TP.HCM được học trực tiếp khi TP từng bước kiểm soát được dịch bệnh.
Tại họp báo chiều 18/10, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết, hiện TP mới chỉ nhận được tờ trình của Sở Y tế về việc tiêm vaccine cho trẻ em và chưa có thời điểm tiêm chủng cụ thể.
Sau hơn 2 tuần mở cửa trở lại, giá thực phẩm ở TP.HCM đang dần ổn định, có mặt hàng chỉ còn 50% giá so với thời điểm giãn cách xã hội. Đó là do việc lưu thông hàng hoá đã thuận lợi hơn, hệ thống siêu thị và các chợ truyền thống đang hoạt động theo hướng thích ứng với công tác phòng chống dịch bệnh.
Dịch bệnh COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc dẫn đến việc nhiều học sinh, sinh viên nghèo rơi vào hoàn cảnh khó khăn vì thiếu thiết bị máy móc để học trực tuyến. Mới đây, Bộ Tài chính và một số bộ, ngành liên quan đã đề xuất gói hỗ trợ 3.500 tỷ để mang máy tính đến với học sinh, sinh viên nghèo là rất cần thiết giúp việc học tập được duy trì trong bối cảnh “sống cùng dịch bệnh”.
Sau những ngày tháng căng thẳng chống dịch COVID-19, TP.HCM đã bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, tạo điều kiện từng bước mở lại các hoạt động nhằm ổn định xã hội, phục hồi kinh tế. Hiện, các đoàn y tế tăng cường đã hoàn thành nhiệm vụ, trở về địa phương. Nếu hành trang ngày đi là những lo lắng, bỡ ngỡ khi nhận nhiệm vụ tại điểm nóng COVID-19 thì ngày về là giây phút bịn rịn khi phải chia tay đồng nghiệp.
Cần nhiều giải pháp hỗ trợ kinh tế Hợp tác xã vượt khó khăn do đại dịch.- Nóng chiến sự ở Syria.- TPHCM: Nhiều chợ truyền thống chưa đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch để hoạt động lại.- Phát hiện cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất cấm sử dụng tại Việt Nam.- Doanh nghiệp nợ xấu có thể vay lãi suất 0% để trả lương.- Doanh nghiệp Quảng Ninh vượt khó trong đại dịch.- FDA thúc giục doanh nghiệp thực phẩm giảm lượng muối để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Theo văn bản khẩn 3358 của UBND TP.HCM gửi Cục Đường sắt Việt Nam, TP.HCM cơ bản thống nhất với dự thảo Kế hoạch tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách bằng đường sắt bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; đồng thời, đề nghị xem xét, một số nội dung.
Đến nay, sau gần nửa tháng nới lỏng giãn cách xã hội, TPHCM mới có hơn 40 chợ hoạt động, còn gần 190 chợ truyền thống vẫn chưa hoạt động lại. Vì sao có tình trạng này?
Đang phát
Live