
Hơn 31 tỷ đô la Mỹ là tổng số vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong 11 tháng của năm 2024 và dự kiến đạt 39-40 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, là một trong những điểm sáng của nền kinh tế của nước ta. Đáng chú ý hơn cả là năm 2024 ghi dấu ấn lớn của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư công nghệ cao, chuyển mình từ một quốc gia gia công sang trung tâm thiết kế, nghiên cứu và phát triển (R&D) của các tập đoàn lớn như Apple, Nvidia và Samsung.v.v.. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. Điều gì giúp Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư công nghệ toàn cầu? Và đâu là giải pháp để tiếp tục xu hướng tích cực này trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước ngày càng lớn? Tiến sỹ khoa học Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12, 14 cùng bàn luận câu chuyện này.
Sáng nay 23/12, tại trụ sở Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã diễn ra Hội thảo "Chiến lược Dữ liệu Quốc gia - Kết nối mạng lưới cố vấn khởi nghiệp toàn cầu" do Ban Điều hành Đề án 844, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Viện Quản trị chính sách và Chiến lược phát triển tổ chức. Tham dự Hội thảo có các chuyên gia, trí thức kiều bào ta ở trong và ngoài nước, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. PV Xuân Lan thông tin:
Sáng nay 4.12, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn năm 2024, với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” với sự tham gia của 300 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp. Đây là một trong những hoạt động chiến lược, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, giảm phát thải carbon và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa. PV Xuân Lan thông tin:
Hôm nay (18/11), phiên họp cấp cao Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 19 chính thức khai mạc. Với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững”, phiên họp cấp cao này sẽ tập trung thảo luận ba vấn đề chính: cuộc chiến chống đói nghèo, bất bình đẳng; ba khía cạnh của phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường) và cải cách quản trị toàn cầu. Đáng chú ý, phiên họp này có sự tham gia của các nhà Lãnh đạo các thành viên chính thức G20, nguyên thủ, người đứng đầu Chính phủ của 19 nước khách mời và lãnh đạo 15 tổ chức quốc tế chủ chốt trên toàn thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Brazil Lula - Da Silva và phu nhân, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao đã tới Brazil tham dự hội nghị. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ truyền tải thông điệp về một Việt Nam năng động, đổi mới, sẵn sàng chung vai gánh vác những trách nhiệm toàn cầu; đóng góp chủ động, tích cực, trách nhiệm vào các vấn đề then chốt và cấp bách của thế giới. BTV Hồ Điệp thông tin về phiên họp cấp cao Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Toàn cầu Tập đoàn Embraer, Tập đoàn đa ngành, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực hàng không và công nghiệp vũ trụ, nhân chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil.- Lễ Tưởng niệm nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông diễn ra tối nay tại Ninh Bình. Đây là năm thứ 13 sự kiện này được tổ chức tại Việt Nam.- Công an Thành phố Đà Nẵng triệt xóa đường dây đánh bạc với số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng.- Trung Quốc chấn động bởi vụ đâm dao tại một trường đại học lớn ở tỉnh Giang Tô khiến 8 người thiệt mạng và 17 người bị thương.- Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Pakistan đã vượt quá năng lực khám, điều trị của hệ thống y tế nước này.
Trong 2 ngày 7 và 8.11, Triển lãm Ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 (SEMIExpo Viet Nam 2024) với chủ đề “Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu” diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc. Triển lãm là một nền tảng kết nối các doanh nghiệp Việt Nam cũng như cộng đồng doanh nghiệp bán dẫn hướng tới hợp tác rộng hơn, cùng tiến xa hơn, đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu. PV Xuân Lan thông tin:
“Tạo ra sự cân bằng trong cán cân toàn cầu” – Đó là mục tiêu và thông điệp mà các nhà lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi BRICS muốn đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ngày hôm qua tại thành phố Cadan, Nga. Sự tham gia của khoảng 20.000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, cùng lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế cho thấy BRICS đang trở thành một cơ chế đa phương có ảnh hưởng. Đây cũng là hội nghị đầu tiên của BRICS theo định dạng mở rộng gồm 9 nước - Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc Nam Phi, Iran, Ai Cập, Etiôpia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại thành phố Napoli, Italia để thảo luận tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông cũng như xung đột tại Ucraina. Đây là lần đầu tiên G7 tổ chức một hội nghị cấp bộ trưởng tập trung vào lĩnh vực quốc phòng. Tham dự hội nghị ngoài các thành viên của nhóm G7, còn có sự tham dự của các đại diện Liên minh châu Âu và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Trung Đông và cuộc xung đột Nga-Ucraina chưa có dấu hiệu dừng lại, hội nghị lần đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng các nước G7 cho thấy những lo ngại gì của phương Tây trước những thách toàn cầu? Phóng viên Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích những nội dung đáng chú ý tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng đầu tiên của nhóm G7.
Nhằm thúc đẩy việc hợp tác liên kết sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các tập đoàn đa quốc gia, những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), sáng nay, Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba) tổ chức hội thảo về: Chứng nhận AS9100- Hệ thống quản lý chất lượng ngành hàng không tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu”.
Chiều 15/9, Tại tỉnh Cao Bằng, Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 với chủ đề “Cộng đồng địa phương và phát triển bền vững trong vùng Công viên địa chất” chính thức bế mạc. Tại lễ bế mạc, Tuyên bố Cao Bằng – văn kiện mang tính quốc tế đã được ký kết và công bố
Đang phát
Live