
Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới Thiên Tân) chuẩn bị khai mạc tại Trung Quốc. Đây là Hội nghị có quy mô lớn thứ hai sau Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos thường niên tại Thụy Sỹ. Diễn ra từ ngày 27-29/6/2023, đây là loạt hội nghị cấp cao do Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với Chính phủ Trung Quốc phối hợp tổ chức nhằm tìm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chủ đề của diễn đàn năm nay “Tinh thần kinh doanh: Động lực của kinh tế toàn cầu”, được cho là mang một tinh thần rất mới với tham vọng đẩy mạnh kinh tế toàn cầu qua các chiến lược kinh doanh liên quốc gia. Dưới góc nhìn phân tích, đây cũng sẽ là cơ hội để nước chủ nhà Trung Quốc thúc đẩy các tham vọng kinh tế của mình sau 3 năm đai dịch với sự tham dự của đông đảo các nguyên thủ quốc gia và các nhà quản lý kinh tế toàn cầu. Việt Nam chúng ta cũng là một trong những đối tác quan trọng được mời tham dự Diễn dàn Kinh tế thế giới Thiên Tân lần này. BTV Hồ Điệp thông tin về Diễn đàn Kinh tế Thế giới Thiên Tân 2023.
Thực thi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu – cơ hội song hành thách thức. Chính phủ Việt Nam cần coi thách thức từ thuế tối thiểu toàn cầu là cơ hội để chuyển đổi chất lượng thu hút đầu tư, thông qua các ưu đãi và hỗ trợ về chi phí, như chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí tăng trưởng xanh.... Đó là thông điệp, kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp thuộc diện thực thi cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, từ 2024. Đó cũng là bài toán đặt ra với Chính phủ và các cơ quan liên quan trong nghiên cứu, tham mưu ban hành các chủ trương, chính sách liên quan tiến trình thực thi cơ chế này. Ở góc độ chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội góp một góc nhìn:
Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) mới đây dự đoán Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc, trong khi châu Á vẫn là điểm sáng của tăng trưởng toàn cầu. Báo cáo trùng khớp với những dự đoán trước đó của các thể chế tài chính lớn trong đó có Quỹ tiền quốc tế (IMF) hay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Việc các hạn chế do đại dịch COVID-19 được nới lỏng, đặc biệt tại Trung Quốc, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng, du lịch và đầu tư.
Dữ liệu thống kê cho thấy, doanh số bán xe năng lượng mới (NEV) ở Trung Quốc chiếm 60% tổng doanh số của thế giới trong 4 tháng đầu năm nay. Hiện nay, phần lớn doanh số bán xe điện toàn cầu tập trung ở 3 thị trường lớn – Trung Quốc, châu Âu và Mỹ.
Hôm nay (01/6), Đại lễ Phật Đản Liên Hợp quốc lần thứ 18 (Đại lễ Vesak) đã khai mạc trong bầu không khí tôn nghiêm tại Trường Đại học Phật giáo Hoàng gia Thái Lan (Maha Chulalongkornrajavidyalaya), tỉnh Ayutthaya, Thái Lan, nhấn mạnh những đóng góp của Phật giáo trong việc ứng phó với các vấn đề toàn cầu.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực gia tăng sự hiện diện và tầm ảnh hưởng trong nhiều vấn đề của đời sống chính trị thế giới cũng như thúc đẩy mạnh mẽ hơn mối quan hệ với nhiều quốc gia từ châu Phi, Trung Đông đến Trung Á. Từ nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine, hỗ trợ tiến trình hòa giải thành công giữa hai quốc gia Hồi giáo Trung Đông là Iran và Ả Rập Xê Út hay thúc đẩy mối quan hệ với nhiều quốc gia như Nga, các nước Trung Á bằng những thỏa thuận lớn.... Trung Quốc dường như đang gây sự chú ý với quốc tế khi tự định vị mình như một nhà trung gian hòa giải và là một đối tác lớn. Cơ hội và lợi thế nào tạo thuận lợi cho Trung Quốc gia tăng tầm ảnh hưởng và vai trò trên trường quốc tế?
Theo các Tổ chức quốc tế và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ diễn ra quyết liệt, đặc biệt trong bối cảnh dòng vốn FDI được dự báo giảm trong năm nay. Trong khi nhu cầu thu hút vốn đầu tư cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau COVID-19 tăng cao. Bối cảnh này đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, song những áp lực cũng đang thúc đẩy các cấp quản lý đổi mới tư duy, sáng tạo, kiến tạo tầm nhìn, từ đó mở ra những cơ hội và động lực mới trong hợp tác phát triển thu hút dòng đầu tư mới. Đồng thời cũng đòi hỏi Việt Nam cần nỗ lực hơn trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. PV Xuân Lan thông tin:
Thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ được nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng từ năm 2024, được đánh giá là sẽ tác động rất mạnh đến chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Việt Nam. Ảnh hưởng của chính sách thuế này được đánh giá là có cả thuận lợi và khó khăn đen xen, đòi hỏi có cả bước đi ngắn hạn và dài hạn để tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức. Trong đó, nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu và những giải pháp ứng đối chủ động, đang là vấn đề được thảo luận nóng hổi hiện nay. Vậy tính khả thi của việc nội luật hóa cơ chế thuế tối thiểu ra sao, và cách làm như thế nào? Đây là chủ đề được bàn luận trong Đối thoại, với sự tham gia của các vị khách mời:Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn về quản lý kinh tế - Economica Việt Nam.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới tuyên bố đại dịch covid 19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.- Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện chỉ đạo khẩn trương rà soát, kịp thời xử lý các kiến nghị, đề xuất của địa phương, bộ, ngành nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành.- 19 người ở Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiệc cưới trên địa bàn.- Hơn 7.000 người sẽ tham gia ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp.- Thủ đô với thị trường lao động diễn ra ngày 14 tháng 5 tới.- Với chủ đề “Thể thao – sống trong Hòa bình”, lễ khai mạc Seagame 32 được nước chủ nhà Campuchia tổ chức hoành tráng, rực rỡ sắc màu, tạo ấn tượng mạnh cho các đoàn thể thao và du khách.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5,45 tỷ USD, bằng 61,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, số dự án đầu tư mới và số lượt dự án điều chỉnh vốn vẫn tăng so với cùng kỳ. Có thể thấy, việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang là một chủ trương lớn, đúng đắn, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.
Đang phát
Live