
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ khai giảng năm học mới của Học viện Quốc phòng- Quốc Hội Việt Nam sẵn sàng cho Hội nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tổ chức tại Hà Nội, từ 14-17/9- Ủy ban TVQH đề nghị đề cao kiểm soát nội bộ kiểm toán; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong công tác kiểm toán- Khởi tố 8 cán bộ Chi cục Hải quan Chơn Thành - tỉnh Bình Phước trong đường dây buôn lậu sợi polyester- Nông dân Tiền Giang ồ ạt gieo sạ vụ Thu đông bất chấp khuyến cáo của ngành chuyên môn về cắt vụ để tránh hạn mặn- Lũ lụt kinh hoàng tại Libi khiến 2000 nguời đã thiệt mạng và hàng nghìn người còn mất tích. Hình ảnh những “thị trấn” ngập trong biển nước không còn dấu vết, gây ám ảnh trên toàn thế giới- Mỹ và Iran đang có nhiều bước đi giảm bớt căng thẳng, để ngỏ cánh cửa cho các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân ngay trong tháng này hoặc tháng 10 tới- Ngày làm việc thứ 3 của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông được gọi là Ngày của Viễn Đông, với một loạt phiên thảo luận về phát triển vùng Viễn Đông
Từ ngày 14-18/9, Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững thông qua Chuyển đổi Số và Đổi mới Sáng tạo.” Sự kiện tiếp tục khẳng định sự tham gia tích cực, có trách nhiệm, chủ động của Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU); đồng thời cho thấy sự quan tâm của Việt Nam đối với thanh niên và các vấn đề chung toàn cầu của giới trẻ hiện nay. Mời Quý vị cùng nhìn lại các kỳ Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu đã được tổ chức và vai trò của Quốc hội Việt Nam qua phần tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam, Phương Anh.
Nhằm thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp điện tử gia tăng sản xuất, mở rộng thị trường và tiếp cận cơ hội kinh doanh quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, sáng nay, 6/9, tại Hà Nội khai mạc Triển lãm điện tử quốc tế - NEPCON Việt Nam diễn ra từ 6-8/09/2023.
Lợi ích dễ nhận thấy nhất của việc học tập trong một ngôi trường quốc tế có lẽ là cơ hội tiếp xúc với đa dạng văn hóa và ngôn ngữ trên thế giới. Trẻ nhỏ sẽ được kết bạn, giao lưu và khám phá nhiều nét phong tục, tập quán độc đáo, mới lạ. Tuy nhiên, đây không phải là lợi ích duy nhất mà môi trường đa quốc gia có thể mang lại cho các con. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm trong chuyên mục Bước chân đến trường
Trước sức ép biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, sản xuất ô tô điện sử dụng năng lượng mới (bao gồm điện và các nhiên liệu thân thiện môi trường như hydro) đang trở thành thách thức với nền công nghiệp ô tô thế giới. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho ngành sản xuất ô tô Trung Quốc nhờ chính sách hỗ trợ đầu tư công nghệ mới và giảm thuế cho doanh nghiệp.
Ngành công nghiệp chip thế giới đang đối mặt với những căng thẳng mới khi Trung Quốc và phương Tây liên tiếp đưa ra những động thái đáp trả lẫn nhau. Trong diễn biến mới nhất, đúng như cảnh báo trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố ngừng xuất khẩu hai kim loại quan trọng để sản xuất chip - bước đi nhằm trả đũa các biện pháp hạn chế của Mỹ và các đồng minh châu Âu mới đây. Những động thái này sẽ tác động ra sao đến ngành công nghiệp sản xuất chip - thành phần quan trọng trong hàng loạt lĩnh vực từ điện thoại thông minh đến ô tô tự lái, máy tính hiện đại và cả sản xuất vũ khí? Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn phân tích cụ thể vấn đề này.
Giữ chức Chủ tịch của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) năm 2023, Nhật Bản chú trọng đẩy mạnh quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đưa ra một tầm nhìn mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong bối cảnh như vậy, chuyến công du tới Nam Á và châu Phi lần này của Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nhằm đẩy mạnh chính sách “phía Nam toàn cầu” của Nhật Bản. Chuyến thăm tập trung vào những nội dung cụ thể gì và liệu có đạt được mục tiêu như kỳ vọng? Phóng viên Hoàng Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích về vấn đề này.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc tổ chức cuộc họp đầu tiên về những mối nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ Trí tuệ nhân tạo AI đối với hoà bình và an ninh quốc tế. Được xem là một đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ Trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều tiềm năng to lớn, song cũng đặt ra những thách thức.
Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu ước tính có giá trị 3 nghìn tỷ đôla, góp 2% GDP thế giới. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển đó, ngành dệt may cũng chiếm tới 8 – 10% lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu, cùng hàng trăm triệu tấn rác thải ra môi trường. Đây cũng chính là chủ đề Hội nghị thượng đỉnh thời trang toàn cầu vừa diễn ra tại thủ đô Copenhague, Đan Mạch nhằm thúc đẩy một tương lai bền vững hơn cho ngành công nghiệp thời trang.
Hôm nay, Hội nghị cấp cao đầu tiên của Diễn đàn về Hành động Toàn cầu vì Phát triển bền vững đã khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Các quan chức cấp cao từ 27 quốc gia, các nhà ngoại giao có trụ sở tại Trung Quốc và đại diện từ hơn 20 cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ đã tham dự sự kiện này. Chủ đề được thảo luận tập trung tại hội nghị năm nay là tăng cường hợp tác Nam-Nam và thúc đẩy phát triển chung trên quy mô toàn thế giới.
Đang phát
Live