Chia sẻ với những mảnh đời khó khăn của các bệnh nhân nghèo và thân nhân phải nuôi người bệnh kéo dài, nhiều nhà hảo tâm, nhóm từ thiện đã đến các bệnh viện lớn ở TP.HCM phát những suất ăn miễn phí. Mặc dù các hoạt động xuất phát từ tâm, song không thể không đề phòng về an toàn thực phẩm. Điều này đặt ra phương án quản lý thực phẩm từ thiện, tránh để những sự việc đáng tiếc xảy ra đối với sức khỏe người bệnh.
Dù các kênh thương mại điện tử đã hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi nhưng còn nhiều sản phẩm chưa tiếp cận được nền tảng kinh doanh này. Thiếu hiểu biết về công nghệ thông tin, quy trình bán hàng, marketing, xây dựng hình ảnh sản phẩm, cách thức chăm sóc khách hàng… là những trở ngại trong phát triển thương mại điện tử ở các vùng sâu, vùng xa hiện nay. Đây là những thông tin đáng chú ý được các chuyên gia thảo luận tại Toạ đàm Gia tăng kênh thương mại điện tử, tiêu thụ sản phẩm đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi do Tạp chí Công Thương thực hiện.
Trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cấp tỉnh năm 2023, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo Giải pháp tuyên truyền, vận động phụ nữ sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, thực hiện “3 sạch”.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là nỗi lo thường trực của các trường học bán trú và nội trú. Nhất là ở vùng cao Yên Bái, nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo chất lượng bữa ăn cho học sinh, ngay khi bước vào năm học, ngành Giáo dục – Đào tạo cùng chính quyền các địa phương ở Yên Bái đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ đến tất cả các đơn vị trường học có tổ chức nấu ăn cho học sinh.
Kỳ họp HĐND thành phố Hồ Chí Minh khóa 10 mới đây đã thông qua nghị quyết về việc thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2024. Đây được đánh giá là bước đi kịp thời, cần thiết trong tiến trình cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí MinhVấn đề dư luận quan tâm là việc xây dựng một cơ quan chuyên môn nhằm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có giúp ngăn chặn, giải quyết dứt điểm tình trạng mất an toàn thực phẩm hay không? Những bất cập, rào cản trong hoạt động phối hợp liên ngành về lĩnh vực an toàn thực phẩm có được khắc phục triệt để ?
“Đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với hàng hoá là dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng”- đây là nội dung được tập trung thảo luận tại Hội thảo“Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng - Thực trạng và giải pháp”, do Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa tổ chức sáng 28/9.
Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, mấy ngày qua, lực lượng Quản lý thị trường liên tục phát hiện, ngăn chặn nhiều lô hàng thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu đang được các đối tượng tuồn vào thị trường chuẩn bị vận chuyển đi tiêu thụ. Thực trạng này làm gia tăng lo lắng về thực phẩm “bẩn”, thực phẩm không an toàn trà trộn đưa ra thị trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng.
Thức ăn đường phố với các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng là rất cần thiết trong nỗ lực đẩy lùi các vụ ngộ độc thực phẩm
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 60 vụ ngộ độc thực phẩm làm 860 người mắc và 12 trường hợp tử vong. Chỉ tính riêng trong tháng 7, theo thống kê của Bộ Y tế, đã có 9 vụ ngộ độc thực phẩm với 89 người mắc, 1 trường hợp tử vong. Những con số này tiếp tục là lời cảnh báo về mối nguy của ngộ độc thực phẩm đối với sức khỏe và tính mạng con người. Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm - thực trạng và giải pháp từ cơ sở - nội dung chính của chương trình hôm nay.
Từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận 57 vụ ngộ độc thực phẩm làm 864 người mắc và 13 trường hợp tử vong. Đáng chú ý xuất hiện ngộ độc do Clostridium Botulium - là loại độc tố rất hiếm gặp trước đây. Bên cạnh đó, các vụ ngộ độc tập thể, ngộ độc trong gia đình do ăn uống, sử dụng rượu vẫn diễn ra tại không ít địa phương. Về công tác quản lý, các ngành chức năng tiến hành kiểm tra hàng vạn đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì diễn ra mới đây đã yêu cầu, cần tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và đặc biệt là vai trò của chính quyền cấp xã, phường trong công tác quản lý lĩnh vực này.
Đang phát
Live