Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước. Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa một số nước, dịch bệnh hoành hành, các Hiệp định thương mại song phương và đa phương mà VN ký kết với nhiều nước, khu vực trên thế giới đang mở ra nhiều cơ hội về thu hút nguồn vốn quan trọng này. Tuy nhiên, so với những chính sách ưu đãi được hưởng, đóng góp của khu vực kinh tế này đối với nền kinh tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước cơ hội và thách thức, Việt Nam cần có các giải pháp đồng bộ để thu hút FDI có hiệu quả. Chương trình Dòng chảy kinh tế hôm nay, với chủ đề “Tạo bước chuyển trong thu hút đầu tư nước ngoài- những hạn chế cần khắc phục” sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này:
Một trong những dấu ấn nổi bật của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 đó là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước gắn với xây dựng Chính phủ điện tử. Chương trình Đối thoại hôm nay, với sự tham gia của 2 vị khách mời là Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường và PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính Quốc gia, chúng tôi sẽ cùng bàn luận và làm rõ hơn những thành tựu trong công tác cải cách hành chính của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021.
Nội dung chính:- Cải cách hành chính ngành ngân hàng: Tiên phong trong bối cảnh mới.- Các ngân hàng thương mại tiếp tục nỗ lực hỗ trợ lãi suất giúp doanh nghiệp và người dân ứng phó với khó khăn từ dịch Covid-19.- Diễn biến của lãi suất tiền gửi ngân hàng thương mại trong tuần đầu tháng 2 này.
Năm 2020 sắp khép lại, nhưng đến thời điểm này có thể khẳng định, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020. Cụ thể, cả nước đã tập trung phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phục hồi và phát triển KTXH. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2016 - 2019 bình quân 6,8%/năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng tăng trưởng cả năm 2020 đạt 2,91%, là mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới. Quán triệt phương châm “Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân”, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động, tích cực đổi mới, cải cách mạnh mẽ và linh hoạt, sáng tạo, quyết liệt trong điều hành, vừa thực hiện hiệu quả các mục tiêu trọng tâm, vừa xử lý kịp thời những vấn đề đột xuất, phát sinh.
Công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian qua đã thực chất chưa? Những vấn đề gì cần đặt ra và rút kinh nghiệm để giảm tối đa những phiền hà, nhũng nhiễu cho người dân, doanh nghiệp cũng như thích ứng với công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay? Đây là nội dung của Câu chuyện thời sự BTV Nguyên Long bàn luận với khách mời là bà Nguyễn Minh Thảo – Trưởng ban môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu & Quản lý kinh tế Trung ương.
Chương trình tổng thể Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 đã đạt được những kết quả tích cực; thể hiện ở các lĩnh vực như: cải cách thể chế, thủ tục hành chính, cải cách bộ máy hành chính nhà nước… Những kết quả này đã góp phần thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, tốc độ Cải cách hành chính còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đề ra. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn chậm được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà phức tạp; vẫn còn tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. Nhìn lại chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 là nội dung của chương trình chính phủ với người dân hôm nay.
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa 14 vừa diễn ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khi trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan tới cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử đã cho biết, nhờ tăng cường đẩy mạnh những nội dung này nên mỗi năm tiết kiệm được tới gần 15 nghìn tỷ đồng. Tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến nay, Chính phủ đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các dịch vụ liên quan đến cơ quan hành chính Nhà nước. Nhiều địa phương đã thành công bước đầu trong thực hiện chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số. Những nỗ lực của các bộ, ngành địa phương trong xây dựng chính phủ điện tử là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.
- Quảng Nam: Hướng đến nền hành chính phục vụ - Nghị Quyết 68 của Chính phủ: Đợt sóng cải cách thứ 3 về cắt giảm, đơn giản hóa quy định kinh doanh - Mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh: Liệu có khả thi?
- Góc nhìn chuyên gia về đề xuất xây dựng sân bay thứ 2 ở Hà Nội.- Dư địa cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp nhằm đạt các mục tiêu tăng trưởng.- Mỹ: biến đổi khí hậu đã góp phần làm gia tăng cường độ cháy rừng.
Tại Cuộc họp thường kỳ Chính phủ cuối tuần qua, đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng “những điểm sáng, mặt được chủ yếu”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tới việc giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục được cải thiện, tốc độ tăng vốn thực hiện từ Ngân hàng Nhà nước trong 9 tháng đầu năm đạt mức cao nhất trong 5 năm qua với tổng mức thực hiện đạt trên 300.000 tỷ đồng, đã giải ngân trên 60% kế hoạch năm. Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng từ 2,5-3%. Một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu này là ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Vậy làm thế nào để việc giải ngân vốn đầu tư công, khai thông thị trường sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm, đó là nội dung biên tập viên Nguyên Long và ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng đề cập.
Đang phát
Live