Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Chỉ duy trì những thủ tục hành chính thật sự cần thiết, chi phí tuân thủ thấp nhất, Tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính… Đây là những nhiệm vụ trọng tâm được nêu tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng ban hành Chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.- Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Đường bộ; dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC.- Hội nghị thượng đỉnh trí tuệ nhân tạo toàn cầu tại Hàn Quốc nhằm thúc đẩy sự đổi mới, an toàn và tính toàn diện.- Iran mở cuộc điều tra vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Raisi.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính là một trong 7 nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 đặt ra. Tuy vậy, việc liên thông, chia sẻ dữ liệu số vẫn chưa đạt được như mong muốn và người dân, doanh nghiệp vẫn gặp khó trong tiếp cận để thực hiện thủ tục hành chính. Vậy làm thế nào để đẩy mạnh công tác này? Đây là chủ đề được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với các vị khách mời: Bà Phạm Thị Ngọc Thủy – Giám đốc điều hành Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam.
Hôm nay, ngày 7/12, Cục thuế tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đối thoại doanh nghiệp về chính sách, thủ tục hành chính thuế lần thứ II năm 2023 nhằm chia sẻ và giải đáp tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp.
Triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, đã đem lại nhiều tiện ích cho người dân và doanh nghiệp. Để quá trình này thực hiện hiệu quả thì dữ liệu được coi là vấn đề cốt lõi, là "chìa khóa" thành công. Bởi vậy, Chính phủ đã chọn năm 2023 là năm “Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới” Trong Hội nghị Sơ kết một năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu bật tính cấp thiết phải xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia để “phục vụ ngày càng tốt hơn người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả”.
Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nhận diện những thách thức và cơ hội trong thời gian tới đối với cộng đồng doanh nghiệp, sáng nay (25/10), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế số”.
Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả” trong cải cách hành chính, thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp thực hiện; trong đó, coi cải cách là một trong 3 khâu đột phá chiến lược trong việc hướng đến một nền hành chính trong sạch, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội; là tiền đề phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc” mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.
Hôm nay (30/9), UBND tỉnh Khánh Hòa đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (viết tắt là trung tâm), tại số 26 Hoàng Hoa Thám, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang. Người dân và doanh nghiệp chỉ cần đến một địa điểm để giải quyết gần 1.400 thủ tục hành chính cấp tỉnh.
Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số đã và đang tạo ra những đổi mới trong hoạt động của bộ máy hành chính. Thực tế cho thấy, ở những địa phương chú trọng quan tâm và thực hiện tốt nhiệm vụ này, hoạt động của các cơ quan hành chính và cán bộ, công chức năng động, chuyên nghiệp và minh bạch hơn, người dân, doanh nghiệp hài lòng hơn, đồng thuận tốt hơn, từ đó tạo động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội ở địa phương. Cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số vì thế vẫn là quá trình cần những bước tiến mạnh mẽ hơn, dù còn không ít khó khăn trong thực tế. Chương trình Chính phủ với người dân hôm nay đề cập nội dung này
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Đang phát
Live