
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1/2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước - là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 12 năm qua, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020 do thời gian này nước ta áp dụng nhiều biện pháp mạnh để phòng chống dịch covid-19. Để đạt kịch bản tăng trưởng 6,5% năm 2023 thì GDP các quý còn lại phải tăng trưởng từ 7-7,5% . Từ kết quả tăng trưởng Quý đầu năm, bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế là nội dung của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu - Uỷ viên thường trực Uỷ ban kinh tế của Quốc hội; bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ). BTV/MC Nguyên Long thực hiện:
Thời gian qua, Chính phủ luôn đồng hành với những khó khăn của doanh nghiệp. Điều này đã được minh chứng bởi sự quan tâm của Chính phủ trong việc tập trung xây dựng cơ chế, chính sách; cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát lại các thủ tục thanh tra, kiểm tra nhằm cắt giảm tối đa phiền hà cho doanh nghiệp... qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án phân cấp 699 thủ tục hành chính trên 100 lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan nganh bộ; cả nước đã thành lập 11.700 bộ phận bộ phận một cửa các cấp để tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính trong đó có 56/63 địa phương tổ chức theo mô hình trung tâm phục vụ hành chính công cấp tỉnh; gần 4400/6502 thủ tục hành chính được tích hợp trên môi trường điện tử, người dân có thể thực hiện trực tuyến, đạt trên 67%.
Với mục tiêu “lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ”, đến nay, Hà Nội đã thực hiện cắt giảm, bãi bỏ rất nhiều thủ tục hành chính công không còn phù hợp, đồng thời, triển khai các mô hình thí điểm hiệu quả. Việc này không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp giảm thời gian trong việc thực hiện thủ tục hành chính mà còn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần trách nhiệm cao.
Sáng nay, tại Nhà Quốc hội, khai mạc phiên họp lần thứ 20 của Ủy ban TVQH. Diễn ra trong 3 ngày, tại phiên họp này, Ủy ban TVQH xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Năm 2022, trong thành công chung của cả nước, có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của công tác cải cách hành chính, trong đó có nhiều điểm sáng, như công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử; góp phần khơi dậy và huy động mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
Sáng nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được nối lại tại cửa khẩu cầu Bắc Luân 2 và Lối mở cầu phao tạm Km3+4 Hải Yên, thành phố Móng Cái sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Hàng hóa được làm thủ tục thông quan chủ yếu là hải sản tươi sống, hoa quả và một số loại nông sản khác; được lực lượng chức năng tạo điều kiện tối đa trong các khâu thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Trong năm 2022, công tác cải cách hành chính tiếp tục được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, sáng tạo và kịp thời thích ứng với tình hình mới. Nhìn lại thời gian qua có thể thấy, cải cách hành chính là một trong những giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Năm qua, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc mạnh mẽ của các Bộ ngành địa phương, công tác cải cách hành chính đã được triển khai toàn diện, đồng bộ và thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển chung của đất nước.
Đến nay, Khu Công nghệ cao TP.HCM đã khôi phục lại sản xuất. Trong đó, một số doanh nghiệp FDI đang dự định mở rộng quy mô sản xuất nhưng thủ tục hành chính liên quan đến đất đai vẫn chậm, chuyên gia sang làm việc vẫn bị cách ly.
Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thực hiện nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chuyển đổi tác phong làm việc từ hành chính sang phục vụ, hướng tới sự an tâm, tin tưởng, hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong công tác thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội. Toàn ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo Quyết định số 749 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa quy trình, thủ tục.
Đang phát
Live